
Grab có khả năng thâu tóm thêm startup giao đồ ăn để mở rộng thị trường
Theo báo cáo từ Momentum Works, Grab là công ty dẫn đầu thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á, nắm giữ 54% tổng giá trị hàng hóa của khu vực vào năm ngoái.

Mới đây, dịch vụ giao đồ ăn Foodpanda của Singapore cho biết, họ đang tiến hành đợt sa thải mới nhất, theo CNBC. Công ty không đề cập đến số lượng nhân viên sẽ bị cắt giảm. Đây là đợt sa thải thứ ba của Foodpanda. Trước đó, hồi tháng 2 và tháng 9 năm ngoái, công ty này cũng đã có những đợt cắt giảm nhân sự lớn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp khó khăn.
“Ưu tiên của công ty lúc này là trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn, thậm chí là linh hoạt hơn. Để làm được điều này, công ty cần sắp xếp lại hoạt động, áp dụng cách tiếp cận gọn gàng hơn trong thời gian tới”, Jakob Sebastian Angele, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương, của Foodpanda cho biết trong một bức thư gửi các nhân viên.
Ông Angele nói rằng, các biện pháp tái cấu trúc chưa mang lại hiệu quả và công ty cần làm nhiều hơn.
Theo CNBC, động thái cắt giảm nhân sự của Foodpanda diễn ra trong bối cảnh công ty mẹ Delivery Hero đang thảo luận sơ bộ với những bên mua tiềm năng về việc bán một phần hoạt động kinh doanh giao đồ ăn ở Đông Nam Á.
Theo hãng tin Bloomberg, hãng Delivery Hero đã thừa nhận đang đàm phán để bán bớt một phần hoạt động kinh doanh của mình tại châu Á, mà cụ thể ở đây là Foodpanda, do tăng trưởng của thị trường đã giảm tốc hậu đại dịch Covid-19.
Cụ thể, công ty này đang đàm phán để bán thương hiệu Foodpanda tại các thị trường như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Lào.
Hiện thương vụ đang bước đầu được đàm phán và chưa rõ liệu có đi đến một thỏa thuận cuối cùng hay không.
Trong khi đó, Tạp chí The Wirtchaftswoche lại cho biết, thương hiệu Grab của Singapore có thể trả hơn 1 tỷ Euro để hoàn tất thương vụ này với Hero.
“Delivery Hero xác nhận đang thực hiện các cuộc đàm phán với một số bên để bán mảng kinh doanh Foodpanda tiềm năng của mình tại một số thị trường Đông Nam Á. Bất kỳ cuộc thảo luận hoặc kế hoạch nào đều chỉ đang ở giai đoạn sơ bộ”, công ty nói với CNBC qua email.
Hãng tin Bloomberg cho hay, Delivery Hero đang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận thay vì chỉ đốt tiền phủ sóng thị trường sau khi các nhà đầu tư dần mất kiên nhẫn.
Các công ty giao đồ ăn đang cố gắng duy trì hoạt động trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Delivery Hero trước đây đã nói rằng trọng tâm của họ vẫn là cam kết lâu dài trong việc xây dựng một doanh nghiệp bền vững và có lợi nhuận.
Tuy nhiên, Delivery Hero vẫn chưa có lãi kể từ khi thành lập vào năm 2011. Trong nửa đầu năm 2023, Delivery Hero lỗ ròng 832.3 triệu euro (886.9 triệu USD), so với khoản lỗ 1.495 tỷ euro một năm trước đó.
Mặc dù thị trường châu Á đem về doanh thu nhiều nhất cho Hero nhưng khu vực này cũng đang gặp khó để duy trì đà tăng trưởng.
Thậm chí CEO Niklas Oestberg của hãng cũng đã phải thừa nhận vào tháng 8/2023 rằng, họ sẽ phải “giảm tốc độ tăng trưởng một chút” sau nhiều năm đốt tiền nhằm tìm kiếm lợi nhuận làm hài lòng nhà đầu tư.
“Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng có thể sẽ bớt hứng thú hơn với những khuyến mãi mà chúng tôi còn có thể đưa ra sau này”, CEO Oestberg thú nhận.
Theo báo cáo từ Momentum Works, Grab là công ty dẫn đầu thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á, nắm giữ 54% tổng giá trị hàng hóa của khu vực vào năm ngoái, trong khi Foodpanda chiếm 19% và Gojek nắm giữ 12%.
“Các đối thủ của Grab, dù là Gojek hay Foodpanda đều đang mất thị phần. Foodpanda gặp bất lợi do chỉ dựa vào mô hình giao đồ ăn”, Sachin Mittal, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu viễn thông, truyền thông và công nghệ tại Ngân hàng DBS, nhận định.
Jonathan Woo, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Phillip Securities Research, cho biết, việc Foodpanda bán mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á là sự hợp nhất điển hình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là khi nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới lợi nhuận.
Ông Woo cho hay: “Chỉ một số công ty trên thị trường, như Grab hay GoTo, ở Đông Nam Á có thể mua lại Foodpanda”. Theo ông, thương vụ này có thể hấp dẫn nhất đối với Grab, công ty vốn đã có vị thế vững chắc hơn trong khu vực so với GoTo hay Deliveroo.
Minh Phương (t/h)
Cùng chuyên mục


Lộ diện 3 nhà khởi nghiệp xuất sắc tại SK Startup fellowship 2023

Câu chuyện về người phụ nữ có tên trên 2 triệu lít kem

Hành trình trở thành nhà điều hành của startup trị giá 7 tỷ USD

Vị đầu bếp thành công xây dựng nên đế chế nhà hàng 75 triệu USD chỉ với 300 USD

Chỉ với một sản phẩm, Mike’s Hot Honey đã xây dựng thương doanh thu 40 triệu USD như thế nào?
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân