Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, 3 doanh nghiệp được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu chất lượng cao trong đợt rà soát 4 và 5 của năm 2018 gồm: Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt, Công ty Cổ phần Savivan và Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, 3 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt, Công ty Cổ phần Savivan và Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông,
Vào giữa tháng 5, Bộ Công Thương đã miễn trừ cho ba công ty gồm Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình, Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex và công ty TNHH điện máy Aqua Việt Nam với sản phẩm tôn màu PCM, VCM.
Trong đó, Viettronics Tân Bình được miễn trừ 77 tấn, Samsung HCMC CE Complex và Aqua Việt Nam được miễn trừ lần lượt 10.299 tấn và 9.000 tấn.Trong hai đợt rà soát của năm 2017, cũng đã có 13 công ty được gọi tên trong danh sách miễn trừ đối với tôn màu nhập khẩu.
Trước đó vào ngày 31/5/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước, vùng lãnh thổ khác nhau.
Bộ Công Thương vừa công bố tên 3 doanh nghiệp được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu chất lượng cao.
Hiện cả nước có khoảng 15 doanh nghiệp quy mô lớn và một số cơ sở sản xuất tôn mạ màu với tổng năng lực sản xuất lên đến gần 1,9 triệu tấn, thế nhưng tiêu thụ nội địa chỉ gần 740.000 tấn, dư thừa trên 250%. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tôn mạ phủ màu Trung Quốc tăng đáng kể. Cụ thể, trong năm 2013, tổng sản lượng tiêu thụ tôn mạ nội địa là 1.745.950 tấn, trong đó tôn mạ nhập khẩu chiếm 37% và sản xuất trong nước chiếm 63%, năm 2016 kim ngạch nhập khẩu tôn mạ màu lên đến gần 500.000 tấn.
Đại diện Công ty sản xuất và kinh doanh Minh Đức (khu làng nghề Triều Khúc, huyện Thanh Trì), một trong những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tôn mạ mầu cho biết, tôn mạ mầu Trung Quốc luôn có giá thấp hơn tôn Việt Nam khoảng 30 - 31 %. Giá rẻ nên sức tiêu thụ tôn Việt Nam giảm mạnh.
Tuy nhiên, giá rẻ hơn cũng đồng nghĩa tôn mạ mầu Trung Quốc có chất lượng thấp hơn hàng Việt. Vì vậy nhiều cửa hàng trong quá trình tiêu thụ đã “hô biến” tôn Trung Quốc thành tôn Việt Nam.
Trước thực trạng tôn mạ nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc vào Việt Nam, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhằm bảo vệ hàng sản xuất trong nước một số doanh nghiệp tôn thép đã quyết định khởi kiện chống bán phá giá và đề nghị Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp tự vệ chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ mầu Trung Quốc.
Theo ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), mặc dù công suất của các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ mầu đã vượt nhu cầu thị trường, nhưng sản phẩm này chủ yếu phục vụ thị trường xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các chuyên ngành nâng cao như sản xuất đồ gia dụng, vỏ thiết bị điện tử gia dụng. Đây là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp phải nhập khẩu tôn mạ mầu Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất tôn mạ mầu Việt Nam quy mô nhỏ vẫn đang phải đối mặt với sự canh tranh của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô lớn. Do đó, nếu Bộ Công Thương áp thuế tự vệ cao, lượng tôn nhập khẩu giảm sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp quy mô lớn ngày càng phát triển còn doanh nghiệp quy mô nhỏ vẫn tiếp tục lẹt đẹt, thua lỗ.
“Trong quá trình đó, chịu thiết thòi nhiều nhất không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà còn là người tiêu dùng khi phải mua hàng giá cao”, ông Long nói.
Nguyễn Việt