Gói hỗ trợ lần 2: Doanh nghiệp chờ cơn gió mới
- Chính sách
- 14:16 26/10/2020
DNHN - Thực tế gói hỗ trợ lần 1 trị giá 62.000 tỷ đồng lại chỉ giải ngân được 12.500 tỷ đồng, có thể thấy hiệu quả rất thấp. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng lớn về gói hỗ trợ tiếp theo của Chính phủ.
Gói hỗ trợ lần 2 sẽ được thực hiện theo Quyết định 32/2020/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)
Nhìn lại vướng mắc
Nhìn lại gói hỗ trợ lần 1 – vốn được kỳ vọng là chiếc phao cứu sinh cho hàng triệu lao động, người dân cũng như doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 14/9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; cho vay mới có lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.
Tuy tổng hạn mức tín dụng này đã vượt qua con số 300.000 tỷ đồng đặt ra ban đầu nhưng tính tới cuối tháng 9/2020, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng lại chỉ giải ngân được 12.500 tỷ đồng. Chính những quy định ngặt nghèo của Quyết định 15/2020/QĐ-TTg khiến gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trị giá 62.000 tỷ đồng có hiệu quả rất thấp, đặc biệt chưa có doanh nghiệp nào được vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.
Gói hỗ trợ lần 2 sẽ được thực hiện theo Quyết định 32/2020/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, doanh nghiệp được vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động chỉ cần bảo đảm điều kiện là có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng trở lên từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020; doanh nghiệp có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019, hoặc doanh thu của quý liền kề trước thời điểm xét hỗ trợ.
Như vậy, so với quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, điều kiện để doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 được vay vốn với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho người lao động đơn giản hơn rất nhiều.
Kỳ vọng mới
Nhận định về gói hỗ trợ lần 2, TS. Võ Trí Thành - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định: Cần phải sớm đưa ra gói hỗ trợ thứ 2, bên cạnh tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ như việc mở rộng đối tượng, giảm điều kiện, thủ tục hỗ trợ an sinh xã hội theo Quyết định 32/2020/QĐ-TTg.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, từ kinh nghiệm của gói hỗ trợ lần 1, gói hỗ trợ lần 2 phải thiết kế để tập trung các vấn đề lớn: Đầu tiên phải tức thời, thực hiện càng sớm càng tốt vì giải cứu doanh nghiệp là mục tiêu đầu tiên. Tiếp đó là phải giúp được doanh nghiệp phục hồi, ít nhất là cầm cự trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cuối cùng cần chú ý tới liều lượng hỗ trợ, thời gian hỗ trợ phải làm sao giúp doanh nghiệp tăng được khả năng chống chịu lâu dài chứ không phải nhất thời, bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chưa biết được khi nào chấm dứt.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường đại học Kinh tế Quốc dân cũng đưa ra một số hướng đi đối với gói hỗ trợ lần 2: Về gói tiền tệ, cần nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi. Đối với Gói hỗ trợ tài khóa khóa tiếp tục miễn, giảm thuế phí, giảm phí bảo hiểm xã hội, giảm các chi phí hạ tầng,
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ cần có các hình thức hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn. Cần ưu tiên hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém của loại hình doanh nghiệp này.
Hướng tới gói hỗ trợ lần 2, Chính phủ cần phân loại, đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương bởi dịch bệnh, có hệ thống quản trị tốt để có thể vượt lên sau đại dịch.
Theo nhóm nghiên cứu, Chính phủ cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng. Bên cạnh đó cũng cần giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.
Hiện, các doanh nghiệp đang kỳ vọng lớn về gói hỗ trợ tiếp theo của Chính phủ, đặc biệt là gói tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ chi phí.
Linh Hương
Tin liên quan
#Gói hỗ trợ lần 2

Gói hỗ trợ lần 2: Trọng tâm là chính sách để doanh nghiệp phục hồi và phát triển
Các chuyên gia và các nhà khoa học đồng tình rằng việc dành 3% GDP để cứu trợ lần 2 cho doanh nghiệp là không cần thiết, mà quan trọng là có chính sách cơ bản và lâu dài để doanh nghiệp phục hồi.

Gói hỗ trợ lần 2: Đề xuất chọn lọc ngành kinh tế trọng điểm để ưu tiên
Theo CEO Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ, gói hỗ trợ lần 2 phải đặt đúng ưu tiên là cứu những ngành kinh tế sản xuất trọng điểm, mũi nhọn rồi từ các ngành mới định vị doanh nghiệp.
Đọc thêm Chính sách
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp Cổ Chiên, Tân Đức và Sông Lô 2.
Xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây là nội dung nổi bất tại Thông tư số 14/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu Tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 25/02/2021.
Một số chính sách tiền lương mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3-2021
Bắt đầu từ tháng 3 , một số thông tư mới có liên quan đến chính sách tiền lương bắt đầu được áp dụng.
Đến năm 2025, đưa tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
Đây là mục tiêu được Chính phủ điều chỉnh mới đây trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Đề xuất cắt giảm thêm một loại phí đến hết năm 2021
Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự và Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự...
Những chính sách mới đáng chú ý có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021
Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025... và nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021.
Hơn 6.700 tỷ đồng để tiêm vắc xin cho 20% dân số Việt Nam
Hơn 6.700 tỷ đồng là số kinh phí dự kiến để bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng Covid-19 do Covax Facility hỗ trợ.
Chương trình phục hồi kinh tế hậu covid
Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch để đạt được mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần coi số hóa nền kinh tế là trọng tâm của Với những thách thức trên chuyển đổi mô hình tăng trưởng...
Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững
Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030...
Khánh Hòa thu hồi 10.000 m2 mặt nước biển đã cho doanh nghiệp thuê
Phần mặt nước biển 10.000 m2 của Khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara Nha Trang đã được UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi để làm bãi tắm công cộng.