Thứ bảy 05/07/2025 16:16
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Giá lúa gạo tuần qua trên đà tăng nhẹ

20/11/2022 16:37
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có sự tăng nhẹ, trong khi đó một số loại gạo lại giảm.

Giá lúa thường tại ruộng cao nhất là 6.650 đồng/kg, giá bình quân là 6.418 đồng/kg, tăng 75 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 8.950 đồng/kg, trung bình là 7.350 đồng/kg, tăng 25 đồng/kg.

Giá các mặt hàng gạo lại có sự giảm nhẹ. Theo đó, gạo 5% tấm có giá cao nhất 10.600 đồng/kg, giá bình quân 10.257 đồng/kg, giảm 93 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 10.400 đồng/kg, giá bình quân 10.008 đồng/kg, giảm 83 đồng/kg.

Tuy nhiên, gạo 25% tấm có giá cao nhất 10.200 đồng/kg, giá bình quân 9.750 đồng/kg, tăng 75 đồng/kg. Gạo xát trắng loại 1 lại tăng 50 đồng/kg, có giá trung bình là 10.525 đồng/kg.

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại Sóc Trăng giá lúa vẫn giữ ổn định như: Đài Thơm 8 là 6.800 đồng/kg; OM 5451 là 6.800 đồng/kg, ST 24 là 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại Cần Thơ, giá lúa tăng 100 đồng/kg ở các loại như Jasmine là 7.200 đồng/kg, OM 4218 là 6.400 đồng/kg. Riêng IR 50404 vẫn ở mức 6.000 đồng/kg.

Giá lúa tại Hậu Giang có sự tăng giảm tùy loại như: IR 50404 là 6.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; còn RVT là 8.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với tuần trước. Riêng lúa OM 18 vẫn giữ 7.100 đồng/kg.

Giá lúa ở Tiền Giang hầu hết không đổi như IR 50404 là 6.800 đồng/kg; Jasmine vẫn ổn định ở mức 7.200 đồng/kg. Riêng OC ở mức 6.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lúa tươi tại An Giang như: Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 6.900- 7.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Với mức tăng tương tự OM 18 có giá từ 6.700 – 7.000 đồng/kg. Một số loại nhìn chung vẫn ổn định như: Đài Thơm 8 từ 6.600 - 6.800 đồng/kg; IR 50404 ở mức từ 6.500 – 6.600 đồng/kg. Riêng lúa OM 5451 từ 6.500 – 6.600 đồng/kg.

Vụ Đông Xuân 2022 - 2023, diện tích xuống giống tại An Giang dự kiến hơn 228.500 ha. Vụ này, dự kiến Tập đoàn Lộc Trời sẽ thực hiện kế hoạch liên kết và tiêu thụ 110.000 ha. Tập đoàn đã ký hợp đồng liên kết thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nông dân với diện tích 18.840 ha/110.000 ha đạt 17,13% so với kế hoạch. Từ nay đến hết năm 2022, phía Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục triển khai và ký hợp đồng với nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác.

Nhiều nông dân ở tỉnh Trà Vinh đã thực hiện theo khuyến cáo của ngành chuyên môn đưa các giống lúa mới chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào sản xuất kéo giảm được chi phí, bán được giá cao, tăng lợi nhuận từ 15 – 20% so với các giống lúa cũ.

Vụ lúa Thu Đông năm 2022, ước có hơn 80% diện tích gieo sạ được nông dân trong tỉnh sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như: OM 4900, OM 5451, Đài thơm 8, ST20, ST25….

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Trà Vinh cho biết thêm, ở vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023, toàn tỉnh có kế hoạch gieo sạ hơn 51.700 ha. Lịch thời vụ xuống giống được khuyến cáo bắt đầu từ ngày 4/11 đến cuối tháng 12/2022.

Các giống lúa được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo sản xuất gồm những nhóm lúa chủ lực như: OM 5451, OM 18, OM 4900, Đài thơm 8 và nhóm lúa giống bổ sung OM 429, RVT, ST 5, ST 20, ST 24, ST 25.

Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam không đổi ở mức từ 425 - 430 USD/tấn. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhu cầu gạo Việt Nam đã cao hơn dự đoán trước đây và xuất khẩu năm 2022 dự kiến sẽ vượt mục tiêu.

Theo các chuyên gia, nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng gạo năm nay có thể đạt từ 6,8 - 7 triệu tấn.

Các thương nhân cho biết, nhu cầu từ các khách hàng châu Âu, đặc biệt là đối với gạo thơm và các thị trường trọng điểm như Philippines và Trung Quốc nhiều hơn, nhưng nguồn cung trong nước đang cạn kiệt.

Trong khi giá xuất khẩu gạo của Việt Nam không đổi thì giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng trong tuần qua nhờ nhu cầu từ nước ngoài tăng và trong bối cảnh chính phủ tích cực mua thóc lúa để khuyến khích sản xuất trong nước đã làm tăng chi phí thu mua của thương nhân.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tăng lên, đạt từ 373 - 378 USD/tấn so với mức từ 370 - 375 USD/tấn của tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu cũng cao hơn. Một nhà xuất khẩu tại Kakinada, Andhra Pradesh cho biết Chính phủ đã mua lúa vụ mùa mới với giá cao hơn (đã được điều chỉnh). Các nhà xuất khẩu cần phải trả nhiều tiền hơn để đảm bảo nguồn cung.

Ấn Độ đã tăng giá mua lúa vụ mới từ nông dân thêm 5,2%, mức tăng lớn nhất trong 5 năm, trong bối cảnh New Delhi khuyến khích nông dân tăng diện tích và sản lượng.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết sản lượng lúa vụ mùa lớn thứ hai của nước láng giềng Bangladesh có thể đạt 17 triệu tấn, vượt mục tiêu 16 triệu tấn, do nông dân tăng diện tích canh tác để nâng cao thu nhập khi giá cao hơn. Bangladesh đã phải vật lộn để tích trữ gạo sau khi tình trạng lũ lụt diễn biến nghiêm trọng hơn.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2022, ở mức từ 410 - 425 USD/tấn. Các nhà giao dịch cho hay đồng bath tăng giá làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu từ việc bán hàng ở nước ngoài và buộc họ phải tăng giá bán gạo.

Ngọc Phi (tổng hợp)

Bài liên quan
Tin bài khác
Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cụm cảng Thị Vải – Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện bao gồm 35 bến, trong đó 22 bến đã đi vào hoạt động với tổng công suất 117,8 triệu tấn/năm, trong đó riêng 7 bến container chiếm năng lực khoảng 6,8 triệu TEUs/năm.
Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Sau 4 năm áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía từ Thái Lan, Việt Nam chính thức khởi động quá trình rà soát cuối kỳ, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định pháp luật trong nước.
Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Giá vật liệu xây dựng biến động khiến nhiều dự án trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ. Thủ tướng chỉ đạo các địa phương chủ động nguồn cung, tăng tốc khai thác và quản lý giá.
Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà là yêu cầu sống còn để bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín hàng Việt và đảm bảo xuất khẩu bền vững trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.
Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 70% dân số trưởng thành tham gia mua sắm trực tuyến, với doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Ngày 9/6/2025, Bộ Công Thương có Công văn số 4142/BCT-TTTN gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Thông tư thuộc lĩnh vực Quản lý thị trường.
Đồng Nai: Tiếp tục cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Đồng Nai: Tiếp tục cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản số 7065/UBND-KTNS ngày 5/6/2025, chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương thực hiện nghiêm Công điện số 72 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Khuyến mại tập trung quốc gia 2025: Hai “mũi kích cầu” cho tiêu dùng nội địa

Khuyến mại tập trung quốc gia 2025: Hai “mũi kích cầu” cho tiêu dùng nội địa

Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương chủ trương mở rộng quy mô chương trình khuyến mại tập trung quốc gia với hai đợt lớn trong năm, thay vì chỉ duy trì một đợt vào cuối năm như thông lệ những năm trước.
Bình Dương xử lý 465 vụ vi phạm thương mại trong 5 tháng đầu năm 2025

Bình Dương xử lý 465 vụ vi phạm thương mại trong 5 tháng đầu năm 2025

Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến hết tháng 5/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã tiến hành kiểm tra gần 2.000 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thương mại.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Gia hạn điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương vừa quyết định gia hạn thời gian điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm hai tháng.
Khủng hoảng niềm tin với "ông lớn" C.P – cơ hội cho các HTX chăn nuôi nội địa?

Khủng hoảng niềm tin với "ông lớn" C.P – cơ hội cho các HTX chăn nuôi nội địa?

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi công nghiệp Việt Nam đang bị chi phối bởi một vài doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, vụ việc liên quan đến Công ty C.P Việt Nam – doanh nghiệp FDI điển hình với mô hình “3F” (Feed – Farm – Food) – đã gây ra một cơn chấn động không nhỏ trong dư luận.
Điện gió ngoài khơi nhưng "mắc kẹt" trên bờ

Điện gió ngoài khơi nhưng "mắc kẹt" trên bờ

Việc chưa ban hành khung giá điện gió ngoài khơi khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong tính toán hiệu quả tài chính và triển khai dự án, đe dọa tiến độ thực hiện quy hoạch điện VIII.
Thủ tướng Chính phủ: Xử nghiêm hành vi nâng khống giá bán, thao túng giá hàng hóa

Thủ tướng Chính phủ: Xử nghiêm hành vi nâng khống giá bán, thao túng giá hàng hóa

Ngày 30/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực giá, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các bộ, ngành, địa phương trong bối cảnh thị trường hàng hóa, dịch vụ vẫn còn những dấu hiệu biến động phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến lạm phát và đời sống người dân.
Cửa hàng vàng phải treo bảng hiệu được cấp phép kinh doanh vàng miếng

Cửa hàng vàng phải treo bảng hiệu được cấp phép kinh doanh vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 yêu cầu các cửa hàng, chi nhánh ngân hàng tại TP.HCM treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép được cấp phép mua bán vàng miếng để người dân dễ nhận biết.
Cục Hải quan triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Cục Hải quan triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Cục Hải quan ra công văn triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và siết chặt quản lý xuất nhập khẩu.