Thứ sáu 20/06/2025 11:05
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Giá lợn hơi tăng trở lại, người chăn nuôi vẫn thận trọng tái đàn

25/10/2021 11:35
Sau chuỗi ngày dài giảm, giá lợn hơi đã tăng trở lại, tuy nhiên, mức tăng ghi nhận ở mức thấp, lực mua yếu. Người chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc tái đàn.

Giá lợn hơi tăng trở lại

Ghi nhận sáng ngày 25/10, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng 36.000 - 42.000 đồng/kg. Điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tuần trước đó. Tương tự, giá lợn hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 35.000 - 39.000 đồng/kg. Giá lợn hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 37.000 - 40.000 đồng/kg, đi ngang so với cuối tuần trước.

Trong khi giá lợn hơi được thu mua tại từ các hộ chăn nuôi chỉ khoảng 35.000 - 42.000 đồng/kg, thì theo các tiểu thương, tại các lò mổ giá lợn hơi hiện đang lên mức 55.000 – 58.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây vài ngày. Đối với thịt lợn móc hàm, giá hôm qua (24/10) ở mức 65.000 đồng/kg thì hôm nay tăng lên mức 70.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hiện đang tăng 5.000 - 7.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây vài ngày.

Do giá lợn hơi mua tại các lò mổ và giá lợn móc hàm tăng nên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Hà Nội như: chợ Kim Liên, chợ Thành Công, chợ Hoàng Mai, chợ Nguyễn Công Trứ,… giá thịt lợn đã tăng trở lại, trung bình 10.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt ba rọi, vai đầu giòn, sườn thăn, thịt giò ở mức 120.000-130.000 đồng/kg, trong khi đó thịt mông sấn,… ở mức 90.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Thu Mai- tiểu thương kinh doanh tại chợ Hoàng Mai cho hay, lý do giá lợn hơi tăng một phần do lượng lợn quá lứa tồn thời điểm cách đây 2-3 tháng do tác động của dịch Covid-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã dần tiêu thụ hết.

Khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 9 tháng qua, giá thịt lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm dần; từ tháng 3 và tháng 4 giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, đến tháng 8 và 9 giá từ 42.000 - 50.000 đồng/kg, sang đến tháng 10/2021, giá dao động từ 35.000 - 45.000 đồng/kg tùy từng vùng, đặc biệt có một số địa phương giá xuống mức 35.000 đồng/kg… Những ngày gần đây, giá lợn hơi đã tăng trở lại từ 5.000 - 7.000 đồng/kg.

Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng, việc lưu thông thuận lợi hơn sau khi tình hình dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát. Tại TP. Hồ Chí Minh, hàng ngày cần khoảng 1.600 tấn thịt các loại và 2,2-2,5 triệu quả trứng... Vừa qua do giãn cách xã hội nên nhu cầu giảm chỉ bằng 50-55% so với khi chưa có dịch. Đối với TP. Hà Nội, nhu cầu 01 tháng cần khoảng 18,6 ngàn tấn thịt lợn; khoảng 6,2 ngàn tấn thịt gia cầm; 124 triệu quả trứng gia cầm...

Về phía người chăn nuôi, họ cho rằng, với mức tăng như hiện nay, lợn hơi ở mức giá 50.000 đồng/kg người chăn nuôi vẫn phải bù lỗ vì giá cám công nghiệp, thuốc thú y rất cao. Khi nào lợn có mức giá 55.000 đồng/kg thì người nuôi mới có lãi.

Ông Nguyễn Trọng Long- Giám đốc hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long (Hà Nội) - chia sẻ, với chuỗi chăn nuôi khép kín, hiện cơ sở này đang có khoảng 400 lợn nái và 4.000 con lợn thịt; mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1.200 tấn lợn. Làm theo chuỗi nên khi giá lợn giảm hợp tác xã cũng đã chủ động tạm dừng chưa bán để giảm thiệt hại. Ông Long cũng mong muốn giá cao hơn nữa để người chăn nuôi giảm bớt rủi ro.

Ngược với giá thịt lợn ở chợ truyền thống, thịt lợn mát Meat Deli từ trang vinmart.com hôm nay (ngày 25/10) điều chỉnh giảm nhẹ 10.000 đồng/kg đối với thịt nạc vai xuống còn 129.900 đồng/kg. Hiện mức giá đang bán dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg. Trong đó, cốt lết và thịt ba rọi đang bán với giá lần lượt là 149.900 đồng/kg và 189.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt lợn tại Công ty Thực phẩm tươi sống Hà Hiền đồng loạt tăng 3.000 đồng/kg trong phiên sáng đầu tuần. Hiện mức giá đang bán trong khoảng 58.000 - 143.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt nạc vai và thịt ba rọi sau khi điều chỉnh có giá bán lần lượt là 135.000 đồng/kg và 113.000 đồng/kg.

Người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn

Giá thịt lợn ghi nhận tăng, tuy nhiên sức mua vẫn yếu. Nguyên nhân do, mặc dù các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường, tuy nhiên lượng nhân công lao động ở các địa phương vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc, các trường học vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách với số lượng hạn chế nên mức tiêu dùng thực phẩm vẫn còn hạn chế.... Do đó, nhu cầu thịt lợn vẫn ở mức thấp.

Hiện, dù giá thịt lợn hơi đã “nhúc nhích” tăng trở lại, tuy nhiên, bà con chăn nuôi vẫn rất thận trọng trong việc tái đàn. Nguyên nhân do dịch bệnh tả lợn châu Phi đang tái phát và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 20/10/2021, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại gần 1.900 ổ dịch tại 56 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 143.080 con lợn. Hiện nay, cả nước có 671 ổ dịch tại 182 huyện của 43 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Dịch bệnh chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Cũng theo Cục Thú y, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng từ tháng 8 đến nay, cụ thể tháng 8/2021 có 13.385 con lợn, đến ngày 20/10/2021 đã có 19.102 con lợn buộc phải tiêu hủy.

Riêng đối với thị trường Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn hơi là 18.594 tấn/tháng, trong đó, khả năng tự cung ứng 17.500 tấn/tháng, đáp ứng 94,1% nhu cầu, cùng với đó nhu cầu tiêu dùng thịt bò 5.350 tấn/tháng, khả năng tự cung ứng 1.032 tấn/tháng, đáp ứng 19,3% nhu cầu; thịt gia cầm 6.198 tấn/tháng, khả năng tự cung ứng 10.671 tấn/tháng.

Bà Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, một số mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ hải sản hiện nay giá xuống quá thấp, người dân không mặn mà tái đàn, do đó Sở Công Thương Hà Nội dự báo nguồn cung các sản phẩm này sẽ khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Hà Nội mong muốn Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phối hợp để triển khai kế hoạch phục vụ Tết và triển khai kết nối cung cầu nông sản; giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn để đưa vào các kênh phân phối trên địa bàn Hà Nội.

Theo các chuyên gia, vấn đề ở đây là thị trường quyết định cung cầu và giá cả. Liên kết sẽ góp phần giảm rủi ro và gia tăng giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Trước lo ngại thiếu nguồn cung thịt lợn Tết Nguyên đán sắp tới, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - cho biết, Bộ đã giao Cục Chăn nuôi thống kê cụ thể về nguồn cung thực phẩm hiện nay làm căn cứ để tính toán nhu cầu sử dụng trong các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán và sẽ có thông tin đến người chăn nuôi.

Theo Báo Công thương

Tin bài khác
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.