
FPT hợp tác đưa Nam Định vào nhóm 20 tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số
Ngày 2/8, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tỉnh Nam Định.
Hai bên sẽ xem xét thí điểm triển khai thực hiện chuyển đổi số, xây dựng, hoàn thiện chính quyền số đối với 1 đô thị trên địa bàn tỉnh, từng bước hướng tới hoàn thiện mô hình đô thị thông minh, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của tỉnh và nguồn lực hai bên.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài bày tỏ mong muốn với ưu thế tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, FPT sẽ hỗ trợ tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp toàn diện đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của tỉnh hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, Ông Trần Lê Đoài cũng nhấn mạnh, tỉnh cam kết ưu tiên dành nguồn lực, tạo điều kiện cũng như thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới để FPT thực hiện có hiệu quả và chất lượng các nội dung hợp tác.
Tổng Giám đốc PFT Nguyễn Văn Khoa cam kết: “FPT sẽ làm tốt nhất, nhanh nhất đáp lại khát vọng phát triển của tỉnh Nam Định trong hai lĩnh vực chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao”. Ở khía cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế số, FPT sẽ hỗ trợ tỉnh phát triển các hệ thống nền tảng phổ cập, tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ thúc đẩy các doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời, Tập đoàn cũng sẽ xây dựng các giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế số ở một số ngành, lĩnh vực trọng tâm, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh, như: Du lịch, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics,…
Để hình thành thói quen số, văn hóa số trong cộng đồng dân cư, hai bên cũng sẽ hợp tác phát triển hệ sinh thái ứng dụng công nghệ số nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số thiết yếu, thông minh, dễ sử dụng cho người dân, đặc biệt là các dịch vụ thiết yếu về giáo dục, y tế, đào tạo kỹ năng số trực tuyến cho người dân...
Theo thỏa thuận, tỉnh Nam Định và FPT sẽ xem xét việc đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung học phổ thông đến cao đẳng và hướng tới mục tiêu hình thành trường đại học đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, an toàn thông tin bậc đại học.
Được sự ủng hộ của Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước, trong năm qua, FPT đã xúc tiến ký kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số với 21 địa phương và đào tạo nhận thức chuyển đổi số cho hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp của các địa phương trên toàn quốc. Dựa trên thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số của Tập đoàn và đặc thù kinh tế-xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, thành, FPT sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phát triển kinh tế-xã hội toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số, hướng đến mô hình quốc gia số, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới thông qua việc tư vấn lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược chuyển đổi số, đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số trên quy mô lớn.
P.V (t/h)
- Nghị quyết số 33/NQ-CP và thông điệp "Nhà phải có người ở"
- Nha Trang đón khách du lịch trên tàu biển quốc tế MSC POESIA
- Thanh Hóa: Nhanh chóng giúp doanh nghiệp vượt qua “sóng gió”
- UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 từ 6,6% xuống 6%
- Chính phủ chỉ đạo hình thành nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, cạnh tranh quốc tế
Cùng chuyên mục


Trang Zalo Bộ Nội vụ thu hút sự quan tâm sau 3 tháng thử nghiệm

Đã có 57/63 tỉnh, thành phố kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai

Nghệ An chỉ đạo tập huấn kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số

Dự báo giá trị kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 120-200 tỷ USD vào năm 2030
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh