
EVN muốn mua điện từ Lào thông qua các nhà máy thủy điện, điện gió
EVN cho biết, việc nhập khẩu điện từ Lào sẽ giúp bổ sung nguồn điện kịp thời, đặc biệt trong thời gian các nguồn điện khác vẫn chưa thể bổ sung đầy đủ.
EVN (Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) đã gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ chủ trương để nhập khẩu và mua điện từ Lào thông qua các nhà máy thủy điện và điện gió. Theo quy hoạch điện VIII, Việt Nam dự kiến nhập khẩu điện từ Lào để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao trong tương lai.
Theo quy hoạch này, EVN sẽ nhập khẩu điện từ Lào theo Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào, ký kết vào ngày 5/10/2016. Tổng công suất tối thiểu đến năm 2025 là 3.000MW và đến năm 2030 là 5.000MW.

EVN cho biết, việc nhập khẩu điện từ Lào sẽ giúp bổ sung nguồn điện kịp thời, đặc biệt trong thời gian các nguồn điện khác vẫn chưa thể bổ sung đầy đủ. Các dự án điện sẽ được đấu nối vào hệ thống điện 220 kV đang hoạt động, không cần đầu tư thêm lưới điện ở Việt Nam để tiếp nhận điện nhập khẩu.
Về mặt tài chính, EVN cho biết, giá điện mua từ Lào thông qua các nhà máy thủy điện là khoảng 6,95 cent/kWh, cạnh tranh hơn so với một số nguồn điện trong nước như điện mặt trời, điện gió, điện khí và điện than.
Tính đến tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chủ trương nhập khẩu khoảng 2.698 MW điện từ Lào, trong đó EVN đã ký hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư với tổng công suất 2.240 MW. Tuy nhiên, một số nhà máy thủy điện đã thông báo không tiếp tục bán điện. EVN đang tiến hành đàm phán với Công ty Mua bán điện về các dự án còn lại.
Dự kiến, cung ứng điện có thể gặp khó khăn trong giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2025, khi nhu cầu điện tiếp tục tăng mà nguồn điện mới đưa vào vận hành lại thấp hơn so với nhu cầu, đặc biệt tại miền Bắc. EVN dự đoán có thể thiếu hụt tới 2.000MW công suất điện trong giai đoạn này.
P.V (t/h)
Cùng chuyên mục


Bình Thuận có thêm 30 dự án được cấp chấp thuận chủ trương đầu tư

Họp mặt và thăm khu tưởng niệm X.16 - nơi nguyên Thủ tướng Campuchia Hun Sen đặt chân lần đầu tiên đến Việt Nam

Bình Tân: Cửa ngõ kinh tế quan trọng phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo hiểm xã hội TP. HCM phát động chương trình “Tặng thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”

Nghi Phong phát huy nội lực, quyết tâm về đích xã NTM nâng cao năm 2023
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI