Du lịch Kiên Giang có dấu hiệu phục hồi
- 32
- Vấn đề
- 11:00 05/04/2021
DNHN - Trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, khó lường trong nước và trên thế giới, tỉnh Kiên Giang vừa chủ động thực hiện công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa triển khai nhiều giải pháp kích cầu phục hồi, tạo động lực cho ngành du lịch duy trì nhịp độ phát triển.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trong quý I/2021 lượng khách đến tham quan du lịch ở Kiên Giang giảm mạnh so với năm trước. Tổng lượt khách du lịch đến Kiên Giang là 1.178,39 ngàn lượt khách, đạt 16,83% kế hoạch năm, giảm 32,86% so quý I năm trước. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 638,03 ngàn lượt khách, đạt 18,77% kế hoạch năm, tăng 20,71% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, số khách quốc tế 29,41 ngàn lượt khách, mới đạt 7,35% kế hoạch và chỉ bằng 20,63% cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng Ba, tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 348,02 ngàn lượt khách, bằng 76,26% so tháng trước nhưng tăng 124,02% so với tháng 3/2020.

Ngành du lịch Kiên Giang đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt một mặt là do các biện pháp kềm chế dịch bệnh Covid-19 của nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng được thực hiện rất tốt. Điều đó tạo được lòng tin và tâm lý an toàn cho người dân trong những chuyến đi du lịch. Mặc khác, do có sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp trong công tác kích cầu du lịch. Trong thời gian tới, nhất là khi dịp lễ 30/4-1/5 đang đến gần, ngành du lịch cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính sách, biện pháp thu hút hiệu quả khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh ta để góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này. Đồng thời, cũng cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ, buộc khai báo y tế đầy đủ, không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, để đảm bảo các biện pháp phòng dịch, Sở Du lịch đã chỉ đạo các công ty du lịch, khách sạn, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch, đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; nắm bắt tình hình sức khỏe hàng ngày, lịch trình của du khách và kịp thời thông báo cho cơ sở y tế hoặc chính quyền nếu phát hiện du khách nghi ngờ bị mắc bệnh. Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh.
Tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển du lịch gắn với thân thiện môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh, đóng góp ngày càng quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và du lịch cả nước. Tỉnh cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là tập trung nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng trọng điểm ở các khu, điểm du lịch kết hợp với mời gọi, thu hút đầu tư vào du lịch. Đồng thời, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch thành phố Phú Quốc để “đảo ngọc” này thu hút du khách trong nước và sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế khi dịch COVID-19 được kiểm soát ổn định. Qua đó, du lịch Phú Quốc làm nền tảng, tạo cơ sở bền vững, sức bật hỗ trợ cho nhiều điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển. Thành phố Phú Quốc vận động, hỗ trợ, khuyến cáo các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác để vượt qua khó khăn, thách thức, không bị tụt lại phía sau, cùng chia sẻ, phát triển.

Năm 2021, du lịch Kiên Giang phấn đấu đón 7 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng hơn 34% so với thực hiện năm 2020, trong đó khách quốc tế 400.000 lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch hơn 11.500 tỷ đồng, tăng 46,2% so với thực hiện năm 2020.
Trần Hà
Bài liên quan
#Phú Quốc

Kì vọng Phú Quốc- một "Singapore mới của châu Á" có thành hiện thực?
Nhận thấy tiềm năng lớn phát triển du lịch biển đảo, UBND tỉnh Kiên Giang vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét, phê duyệt nhiệm vụ chung của Phú Quốc đến năm 2040, trong đó nhấn mạnh phát triển Phú Quốc trở thành đô thị biển đảo đặc sắc; là trung tâm thương mại, dịch vụ và trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ khu vực và quốc tế…

Phú Quốc - “đảo thiên đường" của dân digital nomad
Phú Quốc đang trở thành điểm đến yêu thích của những du khách và cư dân 4.0 nhờ sự phát triển vượt bậc.

Phú Quốc: Bếp thiện nguyện đồng hành giúp người dân vượt qua dịch Covid-19
Trong gian khó tình thương yêu đồng bào của người dân Việt Nam lại càng thêm ấm cúng, với những việc làm hết sức có ý nghĩa của người dân khắp nơi trong cả nước chung tay phòng, chống dịch.

Sớm xây dựng phương án, quy trình thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, phương án, quy trình thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc, báo cáo Thủ tướng trong tháng 7 tới.

Kiên Giang xem xét mô hình “Du lịch cách ly khép kín” ở Phú Quốc
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Phú Quốc nói riêng, cần có những mô hình để vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, từng bước mở cửa du lịch để thực hiện mục tiêu kép của tỉnh.

Xúc tiến đưa sản phẩm, dịch vụ Phú Quốc đến Liên bang Nga
Vừa qua, thành phố Phú Quốc đã tiếp đón đoàn công tác của đồng chí Đặng Minh Khôi - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga làm trưởng đoàn đến làm việc về việc xúc tiến đưa sản phẩm, dịch vụ Phú Quốc đến Liên bang Nga.
Đọc thêm Vấn đề
Lào Cai: Kiểm soát xe quá khổ, quá tải gặp nhiều khó khăn
Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Văn Khang cho biết, từ sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, mật độ xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khiến nhu cầu vận chuyển chất thải, vật liệu xây dựng, xe chở đất tăng cao. Ngoài ra, để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, vật tư công nghiệp, quặng… tăng khiến các xe quá khổ hoạt động tích cực hơn
Bộ TN&MT muốn dừng cơ chế giám sát liên tục đối với Formosa Hà Tĩnh
Bộ TN&MT đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ TN&MT chấp thuận phương án xả thải như hiện nay của FHS; Đồng thời dừng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục đối với FHS và chuyển sang cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thanh tra đối với FHS trong thời gian tới.
Hết nửa đầu năm 2022, giải ngân vốn ODA mới chỉ đạt 9,12%
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp chủ yếu xuất phát từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
UOB cho biết tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã gây bất ngờ khi đạt 7,7% trong quý II/2022 so với cùng kỳ năm trước và vượt xa dự báo 5,9% từ các tổ chức nghiên cứu (trung bình trong khoảng 4,5-6,5%).
TS. Cấn Văn Lực: Thách thức của tăng trưởng còn rất lớn trong 6 tháng cuối năm
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, những thách thức lớn nhất của tăng trưởng năm 2022 vẫn còn rất lớn trong 6 tháng cuối năm, nhất là khi áp lực lạm phát đang tăng cao, đe doạ sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Thành phố đáng sống Đà Nẵng phải đủ sức hút người tài, người giàu
Đà Nẵng hoàn toàn có thể trở thành thành phố (TP) đáng sống tầm cỡ thế giới, song điều này phụ thuộc trước hết vào chiến lược phát triển hạ tầng đô thị xứng tầm. Trong đó, quan trọng là thu hút được người giàu, người tài đến làm việc, tận hưởng và cống hiến.
UBND tỉnh Hòa Bình họp thường kỳ tháng 6/2022
Chiều 30/6, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn, chủ trì cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh xem xét cho ý kiến vào các dự thảo văn bản trình BTV Tỉnh ủy; trình kỳ họp HĐND tỉnh; văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh và các nội dung khác phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Tham dự có lãnh đạo HĐND tỉnh.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Sáng 30/6, tại Hà Nội, Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 đã diễn ra với gần 500 đại biểu dự họp trực tiếp và hơn 80.000 đại biểu dự họp trực tuyến tại hơn 4.000 điểm cầu trong cả nước. Tạp chí DNHN trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhìn lại 10 năm qua; định ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới”.
Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
Tăng trưởng kinh tế khu vực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển liên tục của Đông Nam Á. Nền kinh tế địa phương ở hầu hết các nơi trong khu vực đều do các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) chi phối, ông Ramesh Subramaniam, Tổng vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhận định .
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT đối với xăng dầu
Bộ Tài chính cho biết, vừa báo cáo Thủ tướng đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.