Thứ ba 22/10/2024 18:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 24% thu ngân sách 2025

22/10/2024 15:53
Về nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ dự kiến khoản trả nợ trực tiếp năm 2025 sẽ đạt khoảng 468.542 tỷ đồng, tương đương 24% thu ngân sách nhà nước.
aa
Bài liên quan
Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ

Chính phủ dự kiến năm 2025 tổng nhu cầu vay sẽ đạt 815.238 tỷ đồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay năm 2024. Trong đó, ngân sách trung ương dự kiến vay 804.242 tỷ đồng để bù đắp bội chi và trả nợ gốc, tăng 21,9% so với năm trước, phần còn lại sẽ là khoản vay nước ngoài để cho vay lại.

Chính phủ sẽ linh hoạt huy động vốn từ nhiều nguồn, bao gồm phát hành trái phiếu chính phủ, vay ODA và các khoản vay ưu đãi nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, các nguồn tài chính hợp pháp khác cũng có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu.

Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 24% thu ngân sách 2025
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 24% thu ngân sách 2025.

Về nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ dự kiến khoản trả nợ trực tiếp sẽ đạt khoảng 468.542 tỷ đồng, tương đương 24% thu ngân sách nhà nước. Trong đó, trả nợ gốc chiếm 361.142 tỷ đồng và trả lãi 107.400 tỷ đồng. Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại khoảng 38.407 tỷ đồng. Trả nợ trong nước dự kiến chiếm 87,5%, phần còn lại là trả nợ vay ODA và các khoản vay ưu đãi từ nước ngoài.

Về nợ nước ngoài, Chính phủ ước tính rút vốn ròng trung và dài hạn vào khoảng 6,5 - 8 tỷ USD trong năm 2025. Dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn dự kiến tăng khoảng 10-15% so với cuối năm 2024, duy trì tốc độ tăng trung bình trong 5 năm gần đây.

Dựa trên các kế hoạch vay, trả nợ và các khoản vay nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, dự báo đến cuối năm 2025, dư nợ công sẽ ở mức khoảng 36-37% GDP. Nợ Chính phủ sẽ vào khoảng 34-35% GDP, trong khi nợ nước ngoài của quốc gia đạt 33-34% GDP.

Năm 2025 đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, đặt ra những thách thức cho việc quản lý nợ công và giữ vững sự ổn định tài chính quốc gia. Để đảm bảo an toàn nợ công và duy trì an ninh tài chính, Chính phủ đã đề ra năm giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các giải pháp quản lý nợ công theo các nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo việc vay và trả nợ trong phạm vi được phê duyệt. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, cập nhật kịp thời diễn biến thị trường tài chính quốc tế và trong nước.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, tháo gỡ khó khăn về cơ chế và chính sách, đảm bảo các dự án hoàn thành đúng tiến độ.

Thứ ba, sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phù hợp, huy động đủ nguồn lực từ trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu ngân sách.

Thứ tư, rà soát và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến tài chính - ngân sách và vay vốn ODA, đảm bảo các hoạt động vay, trả nợ tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Thứ năm, tăng cường tiếp xúc với các nhà đầu tư trái phiếu chính phủ, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia, hướng tới mục tiêu đạt mức xếp hạng "Đầu tư" vào năm 2030, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bài liên quan
Tin bài khác
Bức tranh sáng màu của kinh tế Bình Dương trong 9 tháng qua

Bức tranh sáng màu của kinh tế Bình Dương trong 9 tháng qua

Trong bức tranh tích cực 9 tháng qua, UBND tỉnh Bình Dương nhận thấy các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động của kinh tế toàn cầu.
Năng lượng tái tạo: Cơ hội và thách thức cho mục tiêu NetZero 2050

Năng lượng tái tạo: Cơ hội và thách thức cho mục tiêu NetZero 2050

Năng lượng tái tạo đang nổi lên như một lĩnh vực chủ chốt tại Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
Đảm bảo an toàn hàng không: Thống nhất và toàn diện trong mọi hoạt động

Đảm bảo an toàn hàng không: Thống nhất và toàn diện trong mọi hoạt động

Sáng ngày 22/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp Ủy ban An ninh hàng không dân dụng, đánh giá tiến bộ và thách thức trong bảo đảm an ninh hàng không tại Việt Nam, nhấn mạnh yêu cầu cao hơn từ tình hình mới mặc dù các quy định an toàn đã được thực hiện.
Bộ Công Thương đề xuất xem xét, thông qua Luật Điện lực theo quy trình 1 kỳ họp

Bộ Công Thương đề xuất xem xét, thông qua Luật Điện lực theo quy trình 1 kỳ họp

Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Thập kỷ vàng của chỉ số S&P 500 đã kết thúc

Thập kỷ vàng của chỉ số S&P 500 đã kết thúc

Goldman Sachs dự báo chỉ số S&P 500 sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 3% trong 10 năm tới. Con số này sẽ giảm đáng kể so với mức 13% của thập kỷ trước.
Kế hoạch đầu tư công năm 2025: Thách thức và triển vọng

Kế hoạch đầu tư công năm 2025: Thách thức và triển vọng

Năm 2025 sẽ là năm cuối của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 790.000 tỷ đồng.
Hải Phòng thành lập Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Hải Phòng thành lập Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vừa ký Quyết định số 3667/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo Quản lý Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Ban quản lý di sản) thuộc TP. Hải Phòng.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần hành lang pháp lý rõ ràng để khai thác kinh doanh thuốc online

Cần hành lang pháp lý rõ ràng để khai thác kinh doanh thuốc online

Kinh doanh thuốc online đang là vấn đề quan trọng trong giới chuyên gia và quản lý.
Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa đã có các buổi làm việc, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, du lịch, công nghệ thông tin, công nghiệp xanh, phát triển bền vững… tại NewZealand và Australia.
Hà Tĩnh hoàn thành tốt số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc

Hà Tĩnh hoàn thành tốt số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, với toàn quốc đã số hóa 111,5 triệu dữ liệu hộ tịch, hơn 46 triệu thửa đất.
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng.
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Tỉnh Vĩnh Phúc đang quyết tâm gỡ “nút thắt” trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB) các khu công nghiệp.
Chủ nhiệm UBKTQH: Năm 2025, Chính phủ cần tập trung vực dậy thị trường vốn

Chủ nhiệm UBKTQH: Năm 2025, Chính phủ cần tập trung vực dậy thị trường vốn

Theo Chủ nhiệm UBKTQH, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn.