Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
- Vấn đề
- 09:57 20/01/2021
DNHN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...

Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép”
Đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2020, Trưởng phòng Phòng kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế (Viện Kinh tế Việt Nam) Phạm Sỹ An cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép - tăng trưởng phục hồi và dịch bệnh được kiểm soát tốt.
"Cú sốc" COVID-19 làm các chỉ tiêu phản ánh ổn định nền kinh tế và chất lượng tăng trưởng đón nhận những sự suy giảm mang tính tạm thời. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần lưu ý trong vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động ảnh hưởng bởi COVID-19; hỗ trợ các ngành chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các gói hỗ trợ đang thẩm thấu dần vào nền kinh tế nhưng tốc độ còn chậm.
Trong khi đó, theo Báo cáo kinh tế Việt Nam 2020: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh, tác động từ cú sốc Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam nặng nề hơn rất nhiều so với các cú sốc từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Hai cú sốc này làm cho tăng trưởng ở mức thấp nhất là 4,77% năm 1999 và 5,40% năm 2009, vẫn còn cao hơn so với năm 2020 (2,91%). Song, cú sốc Covid-19 có thể mang tính tạm thời, sẽ không kéo dài như hai cú sốc tài chính năm 1997 và 2008.
Việt Nam đã đạt được "mục tiêu kép" vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh trong năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 đạt 2,91%, thấp nhất kể từ sau Đổi mới năm 1986, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự phục hồi ấn tượng sau khi sụt giảm vào quý 2/2020 và ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, có nhiều ngành bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng cũng có nhiều nhóm ngành được hưởng lợi. Đây là điểm rất khác biệt với nền kinh tế khi bị khủng hoảng tài chính, khi hầu hết các ngành bị ảnh hưởng, hoặc có ít ngành hưởng lợi hơn.
Báo cáo nêu rõ: "Nhìn chung, Covid-19 đặt nền kinh tế nước ta dưới nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội to lớn trong thúc đẩy nền kinh tế chuyển đổi số. Xu hướng chuyển đổi số trong nền kinh tế đã bắt đầu từ mấy năm gần đây (trong đó có sự ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ đông tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư), nhưng Covid-19 xuất hiện đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn".
Ngoài ra, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Lê Xuân Sang cho biết, năm qua, doanh nghiệp phát triển công nghệ học từ xa (edtech) tăng trưởng mạnh chưa từng có. Các ngành công nghệ số quan trọng khác cũng tăng trưởng từ 18% (truyền thông trực tuyến) đến 46% (thương mại điện tử). Covid-19 cũng đã thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số ngành ngân hàng sớm thêm từ 3 đến 5 năm; đồng thời tạo bước nhẩy vọt trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dựa trên đổi mới sáng tạo
Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn “hậu Covid-19”, cần dựa trên đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số. Yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay là Nhà nước và Chính phủ cần có những hỗ trợ “đủ liều”, đủ dài sau khi dịch chấm dứt hẳn đối với các doanh nghiệp công nghệ số và các nhóm khác nhau. Do đó, các gói hỗ trợ và việc thực thi phải tính đến đúng mức, cần chuyển đổi từ hỗ trợ mang tính truyền thống sang hỗ trợ có tính chuyên biệt về Covid-19 để tăng tính hiệu quả...
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng những dấu hiệu tích cực đang dần sáng rõ khi mà vaccine phòng ngừa Covid-19 đã được tiêm phòng tại một số quốc gia… Đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 được nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra 3 kịch bản. Theo đó, đối với mức kịch bản cơ sở, dự báo kinh tế đất nước sẽ đạt 5,49%; mức kịch bản thấp là 3,48% và ở kịch bản cao là 6,9%.

Ông Lý Đại Hùng, Phòng Kinh tế vĩ mô và Thể chế kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, năm 2021 Việt Nam bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm, 10 năm, cho nên đây là thời điểm rất quan trọng đối với nền kinh tế. “Dựa trên mô hình phân tích ứng dụng vào dự báo, chúng tôi đưa ra 3 kịch bản dự báo, trong đó nhấn mạnh đến kịch bản cơ sở Việt Nam có thể tăng với tốc độ 5,49% vào năm 2021 và đây là kết quả chung nhất”, ông Hùng nêu quan điểm.
Một số chuyên gia nhận định, Việt Nam đang ở nhóm tăng trưởng cao nhất, đối với các điểm nghẽn của nền kinh tế phải được tập trung tháo gỡ một cách quyết liệt. Phải có đổi mới tư duy và đổi mới thể chế chính sách theo hướng tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ và huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước. Phát triển cũng như huy động được nguồn lực cần thiết cho đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó cần có những thử nghiệm đột phá về thể chế, chính sách.
Bê cạnh đó, trong “Báo cáo kinh tế Việt Nam 2020”, Viện Kinh tế Việt Nam cũng khuyến nghị những vấn đề: Cần nhận diện rõ hơn và cần trả lời rõ hơn câu hỏi các yếu tố đã giúp Việt Nam thành công trong việc đạt mục tiêu kép năm 2020, các yếu tố đó sẽ còn được tiếp tục duy trì trong năm 2021 không?; cần tránh chủ quan cho rằng Việt Nam đang ở nhóm tăng trưởng cao nhất thì có nghĩa là nhiều vấn đề về cơ cấu và chất lượng tăng trưởng đã được giải quyết, trái lại các điểm nghẽn vẫn cần phải được tập trung tháo gỡ một cách quyết liệt; cần thay đổi tư duy, biến công nghệ thông tin và chuyển đổi số là cú hích quan trọng và là trụ cột nền tảng để nâng đỡ quá trình phục hồi, tăng cường năng lực chống chịu và cải thiện chất lượng tăng trưởng theo hướng hiệu quả, xanh và bền vững; Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước (công nghệ 5G, chuyển đổi số, công nghệ nano…), đây là cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực; đổi mới tư duy và đổi mới thể chế chính sách theo hướng tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ và huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước là yếu tố quan trọng bậc nhất cho khoa học, công nghệ để phát triển cũng như huy động được nguồn lực cần thiết cho đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó cần có những thử nghiệm đột phá về thể chế, chính sách.
Gia Gia
Tin liên quan
#khoa học công nghệ

Doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cần điều kiện gì?
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp để hấp thụ thành quả của khoa học công nghệ
Đặt vị thế là một nước đi sau, Việt Nam có thể tiếp thu thành quả của khoa học công nghệ, nhất là nền tảng khoa học công nghệ 4.0. Tuy nhiên, việc tiếp thu phải được thực hiện một cách hợp lý phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp.

Đầu tư vào khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng và chủ chốt trong hoạt động doanh nghiệp
Ông Nguyễn Kim Hùng – Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam, Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) khẳng định như vậy với phóng viên tại Hội nghị “Thúc đẩy năng suất doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 dựa trên nền tảng đổi mới khoa học, công nghệ và cải cách quy định hành chính” do Bộ Khoa học và Công nghê, Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) phối hợp tổ chức vào ngày 7/10.

Chủ tịch Vinasme: Thúc đẩy ứng dụng KHCN để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp
Sáng ngày 29/05, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) đồng chủ trì tổ chức Hội nghị với chủ đề " Giải pháp KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19". Đại diện Vinasme, TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có ý kiến đóng góp nhằm nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

Phát triển khoa học - công nghệ: Phù hợp thực tế
Thời gian qua, nhiều chuyển biến, cải tiến tích cực trong công tác quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được ghi nhận. Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất.

Đến năm 2025, khoa học và công nghệ sẽ đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế
Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2025, thông qua yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hoạt động khoa học và công nghệ sẽ đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế.
Đọc thêm Vấn đề
TP HCM: Vẫn còn người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, một số người dân ở TP.HCM vẫn lơ là không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng đã được tháo gỡ
Vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Sở GTVT Hải Phòng báo cáo UBND thành phố có phương án tháo gỡ cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa của tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng.
Thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, do đã khai thác gần hết tiềm năng con tôm, con cá tra nên nếu không có những chiến lược thay đổi nhanh chóng, thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ khó mang về giá trị lớn hơn hiện tại.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận việc Giáo hội thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử Momo.
GDP có thể đạt thấp hơn so với mục tiêu trong Quý I/2021
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu trường hợp dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP quý này tăng 4,46%, thấp hơn 0,66 điểm phần trăm so với mục tiêu trong Nghị quyết 01.
Kiên Giang: Chi 150 tỷ khẩn cấp xử lý sạt lở đê biển Tây
Để bảo vệ dân sinh và sản xuất trong đê trước tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã quyết định chi 150 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp.
Phát triển điện mặt trời, điện gió thời gian qua có thể coi là thành tích hay không?
Trong vòng 3 năm qua, điện mặt trời, điện gió thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0, điện gió, điện mặt trời đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Các con số tăng trưởng của “nguồn điện trời cho” này vẫn chưa dừng lại.
Hải Dương tiếp tục đề nghị Hải Phòng cho nông sản lưu thông xuất khẩu
Sáng 22/2, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện cho nông sản của Hải Dương được lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu.
Ngành Lâm nghiệp với chiến lược nâng cao chất lượng rừng tầm nhìn 2050
Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021–2030 với tầm nhìn tới 2050 để tìm ra những giải pháp mang tính đột phá nâng cao chất lượng rừng.
Vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm sân bay?
Thông tin nhiều địa phương xin xây dựng sân bay lại rộ lên thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Đại đa số sân bay đang lỗ, vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm?