Thứ tư 23/04/2025 08:06
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Doanh nghiệp Việt không thể trà trộn xuất xứ khẩu trang vào EU

12/10/2020 00:00
Một số doanh nghiệp Việt Nam dùng giấy chứng nhận lưu thông hàng hóa tự do (CE) trong Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) do các tổ chức không được EU công nhận cấp để xuất khẩu khẩu trang, vật tư y tế vào thị trường này.

Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải cho biết: “Khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng có liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Mỹ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không, hàng hóa sẽ gặp khó khăn khi nhập khẩu và bị trả lại”.

Doanh nghiệp Việt không thể trà trộn xuất xứ khẩu trang vào EU
Khẩu trang Việt Nam phải được cấp chứng nhận CE mới được xuất khẩu chính ngạch vào các nền kinh tế thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong ảnh là hoạt động sản xuất khẩu trang tại một nhà máy trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: DNCC

Nói một cách khác là, với các quốc gia EU, phải có “hộ chiếu thương mại” CE mới được xuất khẩu chính ngạch. Nhưng một số các doanh nghiệp mà Bộ Công Thương chưa nêu tên, đã dùng các mẫu CE không được EU công nhận để đưa khẩu trang vào Đan Mạch.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã cung cấp một danh sách các tổ chức được Liên minh châu Âu công nhận trong việc cấp CE.

Trong thời điểm dịch bệnh, EU đã có thông báo nới lỏng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng thiết yếu, vật tư y tế nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các điều kiện để gắn dấu CE (được thông qua bởi ba tổ chức: CEN, CENELEC và ETSI).

Các nhà sản xuất có thể không sử dụng các tiêu chuẩn EU hài hòa thì sau đó phải chứng minh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cơ bản trước khi lưu hành trên thị trường EU. “Tuy nhiên, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tuyên bố của mình”, thương vụ cho biết.

Trong một diễn biến có liên quan, chiều 5-5, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh ký văn bản hỏa tốc gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra việc nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị cũ về để sản xuất khẩu trang.

Theo văn bản này, thời gian gần đây có hiện tượng các tổ chức, cá nhân nhập khẩu dây chuyền để sản xuất khẩu trang trong bối cảnh nhu cầu khẩu trang tăng cao do dịch Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ nhập khẩu các dây chuyền cũ, lạc hậu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất. Do vậy, Cục Quản lý thị trường sẽ cùng các cơ quan chức năng rà soát nghiêm để xử lý theo quy định.

Sản xuất khẩu trang là một giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may trong nước thời điểm đại dịch Covid 19, khi nhu cầu khẩu trang trong và ngoài nước tăng cao đột biến. Tuy nhiên, trong khi có nhiều nhà sản xuất khẩu trang uy tín như May 10, Dệt kim Đông Xuân, Hanvico, Việt Thắng... thì cũng không ít doanh nghiệp lợi dụng tình hình để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng không đáp ứng tiêu chuẩn bán ra thị trường, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành dệt may Việt Nam.

Năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam có thể lên đến 40 triệu chiếc khẩu trang mỗi ngày, tương đương với 1,2 tỉ chiếc/tháng.

Lan Nhi

Tin bài khác
Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ “trái vàng” tỷ đô, sầu riêng đang đối mặt nguy cơ trở thành “nỗi sầu chung” của cả ngành nếu những rào cản về kiểm định, thị trường và năng lực xuất khẩu không được tháo gỡ kịp thời.
Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động mạnh mẽ, các chuyên gia cảnh báo rằng để hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển bền vững và tránh rủi ro, doanh nghiệp cần quán triệt nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp Việt không chỉ khẳng định vị thế mà còn tạo ra sức cạnh tranh bền vững và lâu dài trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang ngày càng khốc liệt.
Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký kết loạt nghị định thư xuất khẩu chính ngạch cho ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt tại thị trường tỷ dân mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy sản xuất, chế biến và hội nhập của ngành nông nghiệp.
Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu doanh thu 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.200 tỷ đồng trong năm 2025, đồng thời chia cổ tức tổng tỷ lệ 16% cho cổ đông.​
Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và đứng trước hàng loạt thách thức mới, chuyên gia tài chính Christian E. Urbina – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Prosperitus Wealth Advisors – cho rằng đây chính là “điểm uốn” của thời đại, nơi mà những lựa chọn hôm nay sẽ định hình tương lai dài hạn cho cả nền kinh tế lẫn từng cá nhân.
Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Netflix – gã khổng lồ trong lĩnh vực phát trực tuyến – tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, nhờ vào hai nguồn doanh thu then chốt: quảng cáo và thu phí thuê bao.
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc đang “nín thở” tìm cách xoay xở giữa vòng vây thuế quan tăng vọt và nỗi lo mất khách hàng.
Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đang gia tăng đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện trải nghiệm phúc lợi cho nhân viên, theo khảo sát của Towers Watson.
Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Văn phòng Bộ Công Thương vừa có Văn bản Số 2624/BCT-CT thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Với diện tích trên 21.400 ha, tập trung chủ yếu tại Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Sơn La.
Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện tập thể tại Anh với yêu cầu bồi thường hơn 5 tỷ bảng, do cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị gần như tuyệt đối trong thị trường quảng cáo tìm kiếm trực tuyến.
Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Báo cáo Thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố sáng ngày 16/4 nhận định rằng với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn.
Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Đầu tư từ sớm có thể giúp phụ nữ tận dụng lợi thế từ sự tăng trưởng của thị trường và chuẩn bị tốt hơn cho sự độc lập tài chính.
“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

"Cuộc chiến thuế quan" toàn cầu đang đẩy ngành hàng xa xỉ vào suy thoái, xóa tan kỳ vọng phục hồi chi tiêu tại Mỹ và Trung Quốc, hai thị trường trọng điểm, trong năm 2025.