Thứ năm 03/04/2025 09:38
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Halal các nước Hồi giáo?

31/05/2024 16:12
Mặc dù thị trường Halal đầy tiềm năng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thị trường này được đánh giá là khó tính, với các sản phẩm phải tuân thủ những quy định đặc thù và nghiêm ngặt của Islam.

Sáng 31/5/2024, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm Halal của Doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh và Cục Xúc tiến thương mại Malaysia tổ chức.

Sự kiện được tổ chức nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng vào thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo.

Trong năm 2024, ngành công nghiệp Halal được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh tại các thị trường châu Á, Trung Đông và châu Phi. Các xu hướng Halal năm 2024 sẽ góp phần định hình lại môi trường kinh doanh Halal toàn cầu tạo ra cơ hội mới song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới.

TS. Phú Văn Hẳn, Phó Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ,
TS. Phú Văn Hẳn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ.

Với xu hướng xây dựng chuỗi giá trị Halal, thị trường Halal đang chuyển dịch từ tư duy chỉ quan tâm tới sản phẩm Halal sang xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng Halal. Theo đó, các tiêu chuẩn Halal cần được mở rộng kiểm soát từ nguồn đến nơi người tiêu dùng mua hàng như các nhà bán lẻ, nhà hàng, mua sắm trực tuyến.

Tại hội thảo về thị trường Halal, ông Mohd Firdaus Mohammad, Phó Lãnh sự thương mại, Thương vụ Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh, và các chuyên gia từ cộng đồng Hồi giáo đã cập nhật tổng quan thị trường, chia sẻ những quy định, tiêu chuẩn, và cách thức xin cấp giấy chứng nhận Halal cho các sản phẩm, đồng thời giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp.

TS. Phú Văn Hẳn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ, cho biết, thị trường Halal toàn cầu hiện có trị giá 7.000 tỷ USD và ước tính sẽ đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngành công nghiệp Halal không chỉ giới hạn ở thực phẩm mà còn bao gồm dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, đồ vệ sinh cá nhân, và thiết bị y tế.

Mặc dù thị trường Halal đầy tiềm năng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thị trường này được đánh giá là khó tính, với các sản phẩm phải tuân thủ những quy định đặc thù và nghiêm ngặt của Islam. Các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu hiểu biết về văn hóa Islam, gây khó khăn trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản, và thiết kế sản phẩm phù hợp.

TS. Phú Văn Hẳn nhấn mạnh rằng, điều kiện tiên quyết để xuất khẩu sang thị trường Halal là có chứng nhận Halal do các cơ quan có thẩm quyền xác thực. Tuy nhiên, việc đạt được chứng nhận này không dễ dàng, do thiếu bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất và sự khác biệt trong quy trình cấp chứng nhận giữa các tổ chức và quốc gia.

Tại Việt Nam, việc đạt được chứng nhận Halal cũng gặp khó khăn do các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt, và các chứng nhận không có giá trị vĩnh viễn hoặc không được công nhận đồng đều ở mọi quốc gia.

TS. Phú Văn Hẳn khuyến nghị doanh nghiệp cần hiểu rõ và nắm vững các tiêu chuẩn Halal của tổ chức chứng nhận mà họ lựa chọn. Nguyên liệu sản xuất phải được phép sử dụng theo luật Hồi giáo và quy trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ các nguyên tắc Halal.

Doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Halal, bao gồm kiểm soát nguyên liệu đầu vào, sản xuất, lưu kho, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng tổ chức chứng nhận phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Để duy trì chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ hệ thống quản lý, cập nhật các thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc hệ thống quản lý, tham gia các khóa đào tạo về kiến thức Halal, và hợp tác chặt chẽ với tổ chức chứng nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các sản phẩm và hoạt động kinh doanh đều tuân thủ đúng các yêu cầu Halal, thường xuyên cập nhật các thay đổi về tiêu chuẩn để đảm bảo tuân thủ và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu này. Vi phạm các quy định Halal có thể dẫn đến việc bị thu hồi chứng nhận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cho rằng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp thuế rõ ràng và hiệu quả.
TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội, chia sẻ về ba động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.