Thứ hai 07/07/2025 03:06
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực thay đổi chính sách

Kinh tế kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự phát huy tiềm năng, điều cấp thiết không chỉ là cải thiện môi trường kinh doanh mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, với tư duy mới mẻ về vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong mối quan hệ với Nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực thay đổi chính sách
Doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách thể chế

Doanh nghiệp tư nhân cần được trao vai trò kiến tạo

Trong nhiều năm, doanh nghiệp tư nhân từng bị đánh giá là yếu thế, manh mún và thiếu tính bền vững. Tuy nhiên, thực tế đang dần thay đổi. Phát biểu gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế, được xem là sự khẳng định chính trị rõ ràng nhất từ trước đến nay về vị trí chiến lược của khu vực kinh tế này.

Dữ liệu thống kê cũng đang phần nào phản ánh sự chuyển dịch. Theo TS. Cấn Văn Lực (BIDV), sau khi đánh giá lại, tỷ lệ đóng góp GDP của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tăng từ 9,6% lên 24,2% trong năm 2023. Tuy vậy, con số này vẫn còn thấp so với chuẩn mực quốc tế, nơi mà khu vực tư nhân đóng góp 60–80% GDP ở các nền kinh tế phát triển.

Điều đó cho thấy, thách thức lớn nhất hiện nay không nằm ở năng lực nội tại của doanh nghiệp tư nhân, mà là ở việc thể chế hiện hành chưa thực sự mở lối cho khu vực tư nhân phát triển xứng tầm.

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần một chiến lược phát triển doanh nghiệp tư nhân có tính tổng thể, thay vì chỉ “giải quyết từng điểm nghẽn”. Ông nhấn mạnh vai trò của Nhà nước phải chuyển từ quản lý chi tiết sang kiến tạo, mở đường và quan trọng nhất là tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, chính sách không thể chỉ là những tuyên bố mang tính định hướng. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt (VEPR), vấn đề then chốt là thiết lập được một “hệ điều hành thể chế” phù hợp với thực tế vận động của thị trường. Điều này bao gồm việc rà soát, chỉnh sửa và đồng bộ hóa hệ thống luật pháp, đặc biệt là giảm mạnh các thủ tục hành chính đang khiến chi phí tuân thủ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

Cần nhấn mạnh rằng, khu vực tư nhân không nên và không thể tiếp tục là “người xin chính sách”. Trái lại, họ cần được xem như đối tác chiến lược trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Đây chính là một sự thay đổi lớn về tư duy: từ “quản lý – kiểm soát” sang “đồng hành – trao quyền”. Chính áp lực từ thực tiễn của khu vực kinh tế tư nhân sẽ giúp chính sách bớt hình thức, trở nên khả thi và có tính thực tiễn cao hơn.

GS.TS Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore) cho rằng điểm nghẽn lớn của Việt Nam hiện nay là thể chế và khoa học công nghệ. Nhưng cũng chính hai điểm này, nếu được tháo gỡ, có thể trở thành lợi thế. Ông đề xuất, trong bối cảnh nguồn lực công hạn chế, các lĩnh vực trọng yếu như hạ tầng, năng lượng, viễn thông hoàn toàn có thể trao cho doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm, trên cơ sở đặt ra mục tiêu rõ ràng và cơ chế giám sát minh bạch.

Áp lực từ thực tiễn là động lực lớn nhất của cải cách thể chế

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Tập đoàn Intimex – thẳng thắn nhìn nhận rằng còn quá nhiều “nút thắt” khiến doanh nghiệp khó lớn, từ hoàn thuế đến hạn chế trong chính sách tiền lương. Ông cho biết, để giữ nhân tài, doanh nghiệp đôi khi buộc phải "lách luật" – điều vốn không nên xảy ra trong một môi trường kinh doanh lý tưởng.

“Intimex cũng gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhà khoa học vì khó chứng minh hiệu quả công việc so với các nhóm lao động khác. Chúng tôi cũng phải ‘lách’ để có thể thực hiện được việc này”, ông Nam lý giải.

Cũng theo ông Nam, Việt Nam có thể học hỏi Singapore khi ở quốc đảo này, doanh nghiệp nộp thuế cao sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và phát triển.

Bên cạnh đó, vẫn còn không ít biểu hiện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong bộ máy thực thi chính sách. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, nhấn mạnh rằng nếu tư duy “quản không được thì cấm” vẫn còn, thì mọi nỗ lực cải cách sẽ bị triệt tiêu ngay từ bên trong hệ thống.

“Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, nhưng trên thực tế, trong các dự thảo của một số bộ, ngành vẫn xuất hiện quy định làm tăng chi phí, gia tăng thủ tục cho doanh nghiệp”, bà Chi nói.

Theo bà Chi, trong tuần qua, sáu hiệp hội ngành nghề đại diện cho hàng chục nghìn doanh nghiệp đã kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ một thủ tục hành chính gây rườm rà, tốn kém.

“Nếu các bộ, ngành vẫn giữ tư duy ‘quản không được thì cấm’ thì sẽ không thể tháo gỡ những rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế”, bà Chi đóng góp.

Một khía cạnh sâu hơn đang được giới doanh nhân quan tâm là khả năng doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực có tính chiến lược quốc gia – điều từng là “vùng cấm” trong tư duy phát triển trước đây. Từ đường sắt đô thị đến hạ tầng số, nếu được tin tưởng và tạo điều kiện, khu vực tư nhân hoàn toàn có thể trở thành đầu tàu đổi mới.

Nhìn về tương lai, ông Lê Trí Thông – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM – ví von rằng Việt Nam đang bước vào “kỷ nguyên vươn mình”, và điều đó đòi hỏi một “hệ điều hành” mới. Không thể tiếp tục “phá rào” một cách tự phát, mà cần định hình một chiến lược bài bản, xác định rõ các mũi nhọn và đồng thuận trong thực thi từ trung ương đến địa phương.

Chỉ khi vai trò của doanh nghiệp tư nhân được nhìn nhận một cách chiến lược, và khu vực này được đặt vào trung tâm của tiến trình cải cách, thì áp lực từ thực tiễn mới thực sự trở thành động lực cải cách. Và khi đó, Việt Nam mới có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng mới – bền vững và có chiều sâu.

Tin bài khác
Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Một số doanh nghiệp địa ốc như Nhà Khang Điền, Hodeco hay Gilimex đã chủ động mở rộng sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp – một phân khúc được đánh giá là giàu tiềm năng trong trung và dài hạn nhờ dòng tiền cho thuê ổn định.
Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX (mã: GEX) vừa phê duyệt nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con mới mang tên Công ty TNHH Đầu tư GELEX, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Khẳng định năng lực quốc tế, cam kết phát triển xanh và bền vững, đồng hành cùng chiến lược toàn cầu, Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm và hội nghị ASEAN Ports & Logistics 2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Phát huy vai trò của một định chế tài chính hàng đầu đất nước với năng lực công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ, BIDV sẽ phối hợp triển khai 4 hoạt động hợp tác lớn với Trung tâm Dữ liệu quốc gia - Bộ Công an.
Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Trên hành trình 15 năm phát triển (22/6/2010 - 22/6/2025), Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín luôn giữ vị thế tiên phong trong lĩnh vực kế toán - thuế khi hai lần được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập là đơn vị đạt kỷ lục quốc gia trong lĩnh vực thuế.
Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2025, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) được công bố nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 – Ngành Bất động sản – Xây dựng (VIE10), do Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) bình chọn.
60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh, bất chấp thách thức thuế quan

60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh, bất chấp thách thức thuế quan

Sau khi Hoa Kỳ công bố đề xuất áp mức thuế đối ứng 46% vào đầu tháng 4/2025, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn thể hiện tinh thần chủ động ứng phó và hướng đến các giải pháp phát triển dài hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp giữ được thái độ lạc quan đạt 60%, phản ánh niềm tin vào khả năng thích ứng và cơ hội mới từ thị trường nội địa lẫn quốc tế.
Cần gỡ khó để doanh nghiệp triển khai ESG bài bản

Cần gỡ khó để doanh nghiệp triển khai ESG bài bản

ESG trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó trong việc triển khai ESG bài bản.
Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết dồn toàn lực cho Sasco, hứa hẹn cổ tức kỷ lục và niêm yết HoSE. Mới nhất, Sasco đã trả cổ tức với tỷ lệ 28% bằng tiền
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới

BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới

Ngày 25/6/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy đổi mới các giải pháp kết nối hệ thống thanh toán chuyển tiền Việt Nam và thế giới.
Vietsovpetro: Hành trình 44 năm - một biểu tượng của hợp tác quốc tế, lòng kiên định và đổi mới không ngừng

Vietsovpetro: Hành trình 44 năm - một biểu tượng của hợp tác quốc tế, lòng kiên định và đổi mới không ngừng

Vừa qua, tại tòa nhà Vietsovpetro (TP. Vũng Tàu), Đoàn Thanh niên Liên doanh Vietsovpetro đã tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Vietsovpetro Vũ Mai Khanh với đoàn viên, thanh niên toàn liên doanh. Sự kiện thu hút sự tham gia của 150 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và đoàn viên tiêu biểu.
Shalumi tổ chức Đại hội cổ đông 2025, định hướng tăng trưởng công nghệ và xuất khẩu

Shalumi tổ chức Đại hội cổ đông 2025, định hướng tăng trưởng công nghệ và xuất khẩu

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, Tập đoàn Nhôm Sông Hồng Shalumi nhấn mạnh chiến lược phát triển công nghệ, mở rộng xuất khẩu và củng cố hệ sinh thái sản phẩm, sẵn sàng bứt phá sau một năm 2024 nhiều thách thức.
BIC lọt TOP 4 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín

BIC lọt TOP 4 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín

Theo Bảng xếp hạng “Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2025” vừa được Vietnam Report phối hợp với Báo VietnamNet công bố, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) xuất sắc vươn lên vị trí thứ 4 trong “Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín”, tăng một bậc so với năm 2024.
BIDV tiên phong triển khai các giải pháp tài chính, công nghệ cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng

BIDV tiên phong triển khai các giải pháp tài chính, công nghệ cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Với tinh thần đồng hành cùng UBND TP. Đà Nẵng triển khai thành công mô hình Khu thương mại tự do, trong khuôn khổ chương trình, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc BIDV đã chia sẻ các kế hoạch hành động cụ thể của BIDV.