Doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập CPTPP VÀ EVFTA

14:02 07/12/2021

Kinh tế càng phát triển thì số lượng doanh nghiệp tăng lên tương ứng với số lượng người lao động cũng tăng lên rất nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Công đoàn là những cán bộ chính trị, hoạt động xã hội, làm công tác vận động quần chúng, từ phong trào quần chúng mà ra, được bồi dưỡng và trưởng thành từ thực tế lao động, sản xuất, kinh doanh do đó muốn có đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào công nhân, công đoàn. Nhất là đối với cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì tính ứng dụng vào thực tiễn cao tại các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập CPTPP và EVFTA. 

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Từ  năm 2013, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo nhu cầu thực tế
Ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2013, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo nhu cầu thực tế. Ảnh: Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam 

Theo đó, việc xác định nhu cầu đào tạo, xác định đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo, việc chuẩn bị kinh phí, lựa chọn đội ngũ giảng viên và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo là do cơ sở đào tạo chủ động thực hiện. Về xác định nhu cầu đào tạo, cần căn cứ vào nhu cầu đào tạo của các cấp công đoàn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hội nhập CPTPP và EVFTA.

Về đội ngũ giảng viên, ngoài việc phân công nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy, căn cứ nội dung chương trình cũng như yêu cầu của các công đoàn cơ sở, giảng viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ công đoàn, kinh nghiệp công tác công đoàn và kiến thức tổng hợp đa ngành nghề đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

Việc đánh giá kết quả học tập được nhà trường thực hiện thông qua hình thức như thi với câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. Về tài liệu học tập, nhà trường đã tiến hành biên soạn bổ sung nhiều tài liệu cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, đồng thời nâng cấp thư viện nhà trường phục vụ nhu cầu nghiên cứu của người học.

Những năm qua, công tác đổi mới phương pháp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn luôn quan tâm nhằm ứng phó với những nội dung phát sinh khi Việt Nam triển khai các nội dung của CPTPP và EVFTA có liên quan đến người lao động và Công đoàn, đặc biệt là việc người lao động có quyền thành lập tổ chức đại diện người lao động ngoài hệ thống tổ chức Công đoàn hiện nay. Công đoàn cũng sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và những đề xuất xác đáng trong việc xây dựng các chính sách bảo vệ người lao động về việc làm trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đồng thời, tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ công tác tài chính công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả để tăng cường, phát huy các nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn; phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của đoàn viên, người lao động. Tác giả đã thu thập, thống kê và khảo sát và tổng hợp việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn năm 2020 qua bảng số liệu sau: 

Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn luôn quan tâm và phát triển mạnh mẽ, tăng về số lượng và chất lượng.
Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn luôn quan tâm và phát triển mạnh mẽ, tăng về số lượng và chất lượng.. (Ảnh: T.L) 

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn sự khác biệt về nội dung, phương pháp đào tạo giữa các đơn vị. Đồng thời sự phát triển nhân lực và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn còn nhiều hạn chế.

Các tổ chức đào tạo định kỳ nên tổ chức nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Theo đó, các nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo tại các cấp đã được xác định tương đối rõ. Việc phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cũng được tính toán hợp lý, chịu trách nhiệm đào tạo, tập huấn cho cán bộ các đơn vị trực thuộc; Công đoàn cấp trên cơ sở chịu trách nhiệm đào tạo, tập huấn cho cán bộ cấp cơ sở thuộc đơn vị mình; Công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm đào tạo, tập huấn từ tổ phó công đoàn trở lên thuộc đơn vị mình. Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhìn chung, đội ngũ cán bộ ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi dần với cơ chế mới và đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, ổn định sản xuất của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều cán bộ (kể cả cán bộ cấp trên cơ sở) chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; năng lực, kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn của nhiều cán bộ công đoàn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện nay; tư tưởng hành chính hóa hoạt động công đoàn còn có trong tư duy của không ít cán bộ công đoàn... Những yếu kém đó là do một số cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng cần bồi dưỡng, đào tạo. Nội dung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, giáo trình đào tạo tuy đã được cải tiến song vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng cán bộ cơ sở, phương thức đào tạo chưa đa dạng hoá. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn ở các cấp chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn.

Chính vì vậy, phương hướng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn phải am hiểu đa ngành nghề, hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Như vậy, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn là rất lớn và nếu không có sự đầu tư, cố gắng của cả hệ thống thì không thể thực hiện được. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay.

Do đó, một số việc cần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau đây: Một là: Công đoàn các cấp, toàn thể cán bộ, người lao động cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của cán bộ công đoàn đối với phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn. Hai là: Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng để mọi cán bộ công đoàn đều có cơ hội, điều kiện được đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cán bộ trẻ, cán bộ tầm chiến lược cần được đào tạo cơ bản ở nhiều cấp đào tạo nhằm trang bị cho họ một cách hệ thống và tương đối toàn diện những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên sâu kết hợp với nâng cao sự tự tu dưỡng đạo đức, lối sống, tự trang bị các kiến thức lý luận chính trị, pháp luật. Ba là: Để cán bộ công đoàn các cấp được trang bị một cách đầy đủ về nghiệp vụ công tác công đoàn, đội ngũ giảng viên kiêm chức cần phải xác định rõ đối tượng là người nghe, trên cơ sở đó xây dựng nội dung cho phù hợp, hạn chế bớt lý luận dàn trải, cụ thể hóa những nội dung công việc thực tế, kỹ năng hoạt động, giúp cho cán bộ Công đoàn có tư duy đầy đủ để tổ chức hoạt động hoặc giải quyết các tình huống có thể phát sinh tại công đoàn cơ sở. Bốn là: Đối với cán bộ công đoàn khi được mời tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần sắp xếp công việc, dành thời gian để tham gia tập huấn. Vì thông qua lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ là để giúp cho cán bộ có nhận thức và hiểu biết một cách đầy đủ về nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn để khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ không bị lúng túng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đổi mới phương pháp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp bao gồm sự đam mê và sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực, kinh nghiệm làm việc, giáo dục và nền tảng gia đình và thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực hiện các sứ mệnh của công đoàn cấp trên đề ra.

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng cho công đoàn; tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ công đoàn là cần thiết và phù hợp. Việc ứng dụng phương pháp dạy, học mới gắn liền với đổi mới phương pháp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp trong điều kiện mới, đem lại cho  người dạy và người học nhiều hứng thú, làm cho bài học trở nên sinh động hấp dẫn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên mới bước đầu thực hiện nên gặp không ít khó khăn, hạn chế. Vì vậy, tất cả chúng ta phải nổ lực chung sức đưa việc áp dụng trở nên linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình chung. 

Để đổi mới phương pháp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp và nâng cao chất lượng học tập thực hướng truyền nghề phù hợp với xu thế xã hội cần phải có sự phối hợp từ Chính sách Nhà nước, giảng viên, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp cùng góp sức, trong đó yếu tố quyết định phần lớn là chủ các doanh nghiệp kết hợp với giảng viên và Nhà trường
Để đổi mới phương pháp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp và nâng cao chất lượng học tập thực hướng truyền nghề phù hợp với xu thế xã hội cần phải có sự phối hợp từ Chính sách Nhà nước, giảng viên, nhà trường và nhà doanh nghiệp cùng góp sức, trong đó yếu tố quyết định phần lớn là chủ các doanh nghiệp kết hợp với giảng viên và nhà trường. 

Các công đoàn cơ sở trực thuộc đóng trên địa bàn cả nước và phân tán khó khăn trong việc chỉ đạo, tập trung để đào tạo, tập huấn. Cán bộ làm công tác Công đoàn một số vẫn còn hạn chế về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn nên có phần hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức các phong trào thi đua và phối hợp với chính quyền và thực hiện quy chế, tham gia quản lý, giám sát các hoạt động của chính quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Cán bộ làm công tác công đoàn tại công đoàn cơ sở đều làm việc trong doanh nghiệp vừa làm công tác chuyên môn, đi công tác dài ngày, vì vậy việc bố trí thời gian học tập, tập huấn có nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở chủ yếu kiêm nhiệm, ít có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động công đoàn. Công đoàn cơ sở thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn lúng túng về nội dung và phương pháp hoạt động.

 Lê Nho Lượng