Thứ bảy 12/07/2025 16:44
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Doanh nghiệp 'ôm đất vàng', ô nhiễm môi trường khó tránh

12/10/2020 00:00
Theo lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời hàng loạt nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô Hà Nội, nhưng tiến độ hiện nay gần như dậm chân tại chỗ. Các chuyên gia cho rằng lộ trình di dời cần chia nhỏ, xử lý từng cơ sở, huy độ

Vụ hoả hoạn xảy ra tại CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã để lại hậu quả rất lớn cho doanh nghiệp (DN) và các hộ dân lân cận, là hồi chuông cảnh báo “bệnh” chây ì của các cơ quan quản lý về việc di dời nhà máy, xí nghiệp ra ngoại ô.

Tiến độ di dời chậm

Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015, đến năm 2020, Hà Nội sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành.

Trong đó, quận Đống Đa có 15 cơ sở; quận Ba Đình: 2 cơ sở; quận Cầu Giấy: 2 cơ sở; quận Hai Bà Trưng: 18 cơ sở; quận Hoàn Kiếm: 6 cơ sở; quận Hà Đông: 28 cơ sở; quận Bắc Từ Liêm: 6 cơ sở; quận Thanh Xuân: 9 cơ sở; quận Nam Từ Liêm: 2 cơ sở; quận Hoàng Mai: 11 cơ sở; quận Long Biên: 17 cơ sở.

Bên cạnh đó, UBND Tp. Hà Nội cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục di dời. Trong đó, kết quả phân tích quan trắc mức độ gây ô nhiễm môi trường có 23 đơn vị nước thải đạt quy chuẩn cho phép; 47 đơn vị gây ô nhiễm môi trường; 11 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần sớm di chuyển ra khỏi nội đô

Thực hiện chủ trương trên, UBND Tp. Hà Nội đã có những động thái dứt khoát, mạnh mẽ thúc đẩy nhanh quá trình di dời, nhằm phân giải áp lực dân cư cũng như áp lực giao thông cho Thủ đô.

Theo đó, về biện pháp di dời, Tp. Hà Nội phân loại đối với các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp quy hoạch đề xuất hình thức bắt buộc di dời ngay. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch tiến hành phân loại đề xuất xử lý cụ thể từng trường hợp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các đồ án quy hoạch phân khu đô thị.

Liên quan đến cơ chế, theo UBND Tp. Hà Nội, cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN phải di dời thực hiện bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhà nước thu hồi đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp phải di dời để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

DN phải di dời tự làm chủ đầu tư hoặc liên doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.

Theo lộ trình đến năm 2020, các cơ sở ô nhiễm phải di dời ra khỏi trung tâm thành phố, nhưng đến thời điểm hiện tại (quý III/2019) trên địa bàn Tp. Hà Nội vẫn còn hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu di dời.

Mới đây, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông xảy ra cháy, dư luận mới lo ngại bởi hàng trăm nhà máy vẫn hiện hữu tại nội đô, giữa khu dân cư đông đúc, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường, có nguy cơ cháy nổ cao, tác động xấu đến cộng đồng dân cư.

Cần chia nhỏ lộ trình

Trước đó, năm 2018, người dân phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng cũng đã gửi đơn lên các cấp chính quyền phản ánh công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân nằm giữa khu dân cư đông đúc, hàng ngày xả khói thải màu trắng và màu vàng đục mù mịt cả một vùng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đến nay, sau hàng chục năm, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Hay như CTCP Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường – tiền thân là Nhà máy cơ khí Cầu Đường thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, có trụ sở tại 460 Trần Quý Cáp, hoạt động sản xuất đang xả thẳng ra môi trường không qua xử lý.

Kết quả quan trắc do Sở TN&MT Hà Nội thực hiện cho thấy nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải vượt ngưỡng cho phép, như: COD, TSS, PH, Amoni Asen.

Đây chỉ là một vài ví dụ trong hàng trăm cơ sở đang hàng ngày tồn tại với khu dân cư, gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải… Nguy hiểm hơn, nếu như xảy ra mất an toàn về phòng chống cháy nổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân.

Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là các khu đất trong nội đô đều ở vị trí đẹp, có giá trị cao, nên các đơn vị chần chừ trong việc di dời, bàn giao đất cho thành phố.

Trao đổi với báo chí trước đó, lãnh đạo Trung tâm Kiến trúc quy hoạch Hà Nội, Viện quy hoạch đô thị – nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), chia sẻ việc đặt phương án di dời tổng thể toàn bộ hệ thống trường đại học, bệnh viện, trụ sở bộ, ngành trung ương là không khả thi về phương án triển khai, bởi nguồn lực nhà nước hiện rất khó khăn, thậm chí cả trong tương lai gần.

Do vậy, chỉ nên xác định phương án cụ thể cho từng cơ sở theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, cần chia nhỏ, xử lý từng cơ sở, huy động nguồn lực của xã hội sẽ khả thi hơn.

Điều mà người dân mong mỏi là việc di dời các cơ sở này, quỹ “đất vàng” đó cần được ưu tiên xây dựng các công trình công cộng để tạo lập không gian sống văn minh, hiện đại, bảo đảm giảm tải được áp lực về hạ tầng đô thị.

Minh Sơn

Tin bài khác
“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng

“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp, lạm phát có dấu hiệu gia tăng, dòng tiền đang dịch chuyển đến các tài sản đầu tư thực, đặc biệt là bất động sản thấp tầng gắn liền với đất tại các đô thị vệ tinh như Vinhomes Green City nhờ nền giá thấp, hạ tầng đang hoàn thiệnchính sách tài chính vượt trội.
Chủ đầu tư tung nhiều chiêu ưu đãi “kích” khách mua nhà

Chủ đầu tư tung nhiều chiêu ưu đãi “kích” khách mua nhà

Phần lớn giao dịch tập trung ở những dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý… Đồng thời, nhiều chính sách ưu đãi được áp dụng rộng rãi nhằm gia tăng thanh khoản trong giai đoạn này.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi

Sức cầu ở loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ở mức thấp, đà giảm kéo dài đến hết năm 2025. Giá sơ cấp duy trì ổn định, khó có những biến động rõ nét trong thời gian ngắn.
Bất động sản công nghiệp miền Nam phản ứng trước thuế quan Mỹ-Việt

Bất động sản công nghiệp miền Nam phản ứng trước thuế quan Mỹ-Việt

Bất động sản công nghiệp phía Nam có giá thuê và tỷ lệ lấp đầy vẫn duy trì ổn định, dù ảnh hưởng từ thuế đối ứng. Nhưng giá thuê trung bình vẫn đạt 179 USD/m2/kỳ hạn thuê còn lại, và tỷ lệ lấp đầy đạt 89%.
TP. Hồ Chí Minh có 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh có 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh vừa công bố 17 dự án nhà ở thương mại được phép bán cho người nước ngoài. Việc này nhằm đảm bảo minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Đà Nẵng: Phê duyệt dự án nhà ở xã hội  hơn 1.200 tỷ đồng

Đà Nẵng: Phê duyệt dự án nhà ở xã hội hơn 1.200 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1942/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án Nhà ở xã hội tại khu đất A2-4 đường Ngũ Hành Sơn và đường dẫn lên cầu Tuyên Sơn với tổng kinh phí dự kiến 1.225 tỷ đồng.
Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc Dự án đường vành đai phía Bắc

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc Dự án đường vành đai phía Bắc

"Điện thoại cũng được, nhắn tin cũng được. Đừng đợi văn bản, rồi để trôi mất tiến độ. Đây là công trình dư luận rất quan tâm, đặc biệt sau sáp nhập địa giới hành chính, nên phải lưu ý đặc biệt" - ông Lương Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu xử lý khẩn.
Green Valley City: Khu đô thị sống xanh chữa lành giữa lòng TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Green Valley City: Khu đô thị sống xanh chữa lành giữa lòng TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Trong bối cảnh Bình Dương sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh, khu vực Tân Uyên đang trải qua làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Giữa xu thế phát triển này, Green Valley City nổi lên như một mô hình tiên phong cho khái niệm "sống xanh" tại vùng đô thị mới.
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Gần 500 tỷ đồng xây cầu Rạch Tôm: Cú hích vùng liên kết TP.Hồ Chí Minh – Tây Ninh

Gần 500 tỷ đồng xây cầu Rạch Tôm: Cú hích vùng liên kết TP.Hồ Chí Minh – Tây Ninh

Sáng ngày 10/7/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã Hiệp Phước cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức khởi công Dự án Xây dựng cầu Rạch Tôm trên địa bàn xã Hiệp Phước Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng 30%/năm, giá căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh đạt 82 triệu đồng/m2

Tăng 30%/năm, giá căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh đạt 82 triệu đồng/m2

Thị trường căn hộ bán tại TP. Hồ Chí Minh đạt mức giá bình quân 82 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng gần 30% trong vòng một năm qua; trong khi giá nhà đất ở mức 300 triệu đồng/m2.
Trung tâm thương mại TP. Hồ Chí Minh: Tăng tỷ lệ trống, dù ồ ạt các nhãn hàng Trung Quốc “đổ bộ”

Trung tâm thương mại TP. Hồ Chí Minh: Tăng tỷ lệ trống, dù ồ ạt các nhãn hàng Trung Quốc “đổ bộ”

Các chủ đầu tư trung tâm thương mại ở TP. Hồ Chí Minh hiện đang tái cơ cấu khách thuê, tập trung vào các thương hiệu lớn theo mô hình lifestyle, "one-stop shop".
Mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành theo diện khẩn cấp

Mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành theo diện khẩn cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo đẩy nhanh dự án mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành theo diện khẩn cấp, tổng mức đầu tư hơn 15.337 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào 19/8/2025.