Thứ sáu 10/01/2025 18:56
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Doanh nghiệp du lịch vào 'trận chiến sống còn' mới

12/10/2020 00:00
Hầu hết các công ty lữ hành đã hoàn tất việc đưa khách du lịch rời Đà Nẵng và thực hiện hoãn tour, đổi điểm đến cho nhiều đoàn khách khác trong hè. Nhiều người dân đã tạm ngưng kế hoạch du lịch.

Với ngành du lịch, tác động của đợt bùng phát dịch trong cộng đồng lần này là rất lớn, được ví như "đòn chí mạng", đánh vào hệ thống vốn đang rất "ốm yếu" sau nửa năm đương đầu với dịch bệnh.

Doanh nghiệp du lịch vào 'trận chiến sống còn' mới
Một góc bãi biển Đà Nẵng. Ảnh: Đào Loan

Mùa hè vừa đến đã vội đi

"Đầu tuần rồi, các bộ phận đang còn lo tìm cho đủ hướng dẫn viên, nay thì không còn gì", một doanh nhân trong ngành nói với TBKTSG Online vào hôm qua (28-7), khi đã đưa toàn bộ khách du lịch ra khỏi Đà Nẵng để tránh dịch.

Tại công ty của vị doanh nhân này, gần như mùa du lịch hè đã kết thúc sau khi có thông báo chính thức về ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng, khách không những hủy toàn bộ tour đến thành phố biển này và khu vực miền Trung mà cũng tạm hoãn các chương trình đến các địa danh khác.

"Số đoàn còn lại không nhiều mà hè thì chỉ còn vài tuần nữa nên coi như là hết. Chỉ mới vài ngày trước, chúng tôi còn định sẽ gọi thêm một số nhân viên đi làm lại từ đầu tháng tới vì lượng khách đã tăng rất tốt, vậy mà", ông bỏ lửng câu nói.

Sau nửa năm chống chọi với Covid-19, công ty đã phải cho 30% nhân viên phải nghỉ việc hẳn. Với 70% còn lại, chỉ có một số ít đi làm thường xuyên với mức lương tối thiểu, số khác nghỉ không lương chờ ngày quay trở lại nhưng với đợt bùng phát dịch này, hy vọng quay lại rất mong manh.

"Các bạn hướng dẫn viên mới chỉ đi làm lại được gần một tháng, đến hôm nay lại không còn gì để làm", ông nói.

Một số doanh nghiệp khác cho biết cho đến thứ Hai, tình hình vẫn chưa đến nỗi tệ vì vẫn còn nhiều khách hàng không hủy tour mà hoãn, đổi qua một số điểm đến khác như Phú Quốc, Nha Trang. Tuy nhiên, đến hôm nay (29-3), khi diễn tiến dịch bệnh số lượng tour hủy nhiều hơn vì dịch bệnh lan rộng.

"Chỉ có 20% khách đồng ý dời còn lại hủy hết. Mùa du lịch hè coi như chẳng còn gì", ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Travelink nói.

Theo Tổng cục Du lịch, ghi nhận ban ban đầu từ các công ty lữ hành cho thấy, hiện không có khách đăng ký tour mới, 100% khách hủy tour đi các điểm có dịch, 30-40% khách hủy đến những điểm không có dịch. Xu hướng này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Một số khách sạn, resort ở các thành phố lớn như TPHCM cho biết, hôm nay nhiều khách hàng đã báo hủy các sự kiện hội nghị, tiệc lớn dự tính sẽ diễn ra trong cuối tuần này và tuần tới.

Doanh nghiệp du lịch vào 'trận chiến sống còn' mới
Các tuyến đường trên địa bàn Đà Nẵng thưa vắng người ra đường vì thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: TTXVN

Xoay xở cách nào?

"Không còn cách nào để xoay. Mọi việc giờ phải chờ vào việc khống chế dịch, nếu dịch có thể khống chế trong vòng 30 ngày thì chúng tôi còn cơ hội, ngược lại chắc sẽ khó bám trụ", ông Thành của Liên Bang Travelink nói.

Doanh nhân này cho biết quỹ dự phòng cùng tiền tích lũy sau nhiều năm đã dần cạn. Tạm thời, công ty sẽ tiếp tục sử dụng phần tích lũy còn lại để giữ nhân viên cùng một số hoạt động đến tháng Chín tới thời điểm đó để chờ những động thái mới của thị trường.

Nhiều doanh nhân lữ hành, khách sạn cho biết, tiếp sau những đợt cắt giảm nhân sự từ đầu năm đến nay, trong tuần này lại phải họp bàn để tính đến việc cho nhân viên nghỉ việc. Động thái này còn mạnh mẽ hơn ở "tâm dịch" Đà Nẵng cũng như vùng miền Trung.

"Rất nhiều nơi đã âm vốn", một doanh nhân (không muốn nêu tên) nói với TBKTSG Online.

Theo nhận định từ Công ty Savills Việt Nam, thị trường khách sạn và resort tại Đà nẵng sẽ chịu tác động sớm nhất từ việc du khách hủy đặt phòng cho tháng Tám và tháng Chín, đồng nghĩ với việc doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ thời điểm mùa cao điểm du lịch hè.

Điều quan trọng là sự bùng phát dịch tại Đà Nẵng sẽ gây hưởng đến các địa điểm du lịch khác của Việt Nam, ảnh hưởng đến cả phân khúc khách nghỉ dưỡng và phân khúc khách công vụ.

Chính vì vậy, doanh nghiệp rất khó xoay xở. Nhiều doanh nhân tỏ ra không còn hy vọng vào sự phục hồi của du lịch, cho rằng dù có chòi đạp bằng cách giảm giá, thuyết phục về quy trình an toàn được thực hiện tốt thì khách vẫn sẽ không đi.

Hiện tại, đại diện một số doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục thu nhỏ quy mô hoạt động để duy trì, số khác chuẩn bị tạm dừng hoạt động. Một số chủ doanh nghiệp cũng cho biết sẽ tạm chuyển hướng sang những mảng kinh doanh khác để có thêm nguồn thu.

"Ban đầu, khách chỉ hoãn, chuyển điểm đến đến nhưng nay chúng tôi đã phải hủy hết tour vì số ca nhiễm tăng lên và phải ngay lập tức tính đến mảng kinh doanh khác", ông Đồng Hoàng Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Thị chuyên bán combo du lịch và tổ chức tour khuyến thưởng nói.

Mảng kinh doanh mới mà vị doanh nhân này chuyển sang là đầu tư Cloud Kitchen (bếp trung tâm) để bán đồ ăn.

Đào Loan

Tin bài khác
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Trong một bước tiến quan trọng nhằm củng cố hệ thống giao thông đường bộ quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Điểm nổi bật của quyết định này là việc bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực cực Nam của Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Chiều ngày 8/1/2025, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã trả lời các câu hỏi của báo chí về triển vọng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Nếu chỉ số CPI biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh.