Doanh nghiệp dệt may khó khăn chồng chất
- Vấn đề
- 09:07 20/08/2020
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may từ đầu năm đến nay giảm đến 12%, so cùng kỳ năm 2019.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), sản xuất dệt may 7 tháng đầu năm 2020 giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2020, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho hai quý cuối năm, nhất là cho các sản phẩm có giá trị cao như veston, sơ mi cao cấp. Trong khi mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ hỗ trợ giải quyết việc làm cho nhiều doanh nghiệp ngành may trong quý II/2020, thì hiện tại giá nhóm sản phẩm này đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.
Có thể nói, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may từ đầu năm đến nay giảm đến 12%, so cùng kỳ năm 2019. Điều này khiến Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đưa ra dự báo không khả quan về xuất khẩu của ngành trong những tháng cuối năm 2020, là kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm từ 14%-18% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 chỉ vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019 và là mức giảm nhiều nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Nâng cao liên kết chuỗi trong sản xuất là hướng đi đang được nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng.
Nếu trước đây, các đơn hàng doanh nghiệp nhận trước từ 3 - 6 tháng, thì hiện tại đơn hàng dệt may gần như ngưng trệ, chỉ có thể có đơn hàng theo từng tháng. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, số lượng đơn đặt hàng sẽ giảm từ 30% - 50%. Trước tình hình này, các doanh nghiệp thuộc Vinatex cũng không thụ động chờ thị trường xuất khẩu hồi phục, mà chủ động tìm nhiều hướng sản xuất mới và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, vì thị trường nội địa không thể giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp dệt may.Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, từ tình hình thực tế dịch bệnh trong nước và trên thế giới cho thấy, đối với ngành dệt may, quý III và IV/2020, thị trường khẩu trang sẽ bão hoà, các doanh nghiệp sẽ quay lại sản xuất đồ may mặc. Tuy nhiên, hiện dịch bệnh vẫn bùng phát tại nhiều quốc gia, đầu ra sản phẩm dệt may gặp khó khăn do thiếu thị trường tiêu thụ ổn định.
Cụ thể, thị trường nội địa có quy mô nhỏ (chỉ chiếm 10% đối với năng lực ngành dệt may), trong khi dịch bệnh Covid-19 đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giãn cách xã hội, cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình. Trong bối cảnh hiện nay, ưu tiên của người dân trong bối cảnh dịch bệnh là lương thực, thực phẩm chứ không phải quần áo. Vì vậy, tiêu thụ hàng may mặc tại thị trường nội địa năm 2020 dự kiến tăng không quá 5%, tương đương khoảng 200 triệu -250 triệu USD, con số này quá nhỏ so với quy mô xuất khẩu hơn 39 tỷ USD năm 2019 của doanh nghiệp dệt may cả nước.
Nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may cũng đã tự tìm hướng đi riêng, thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng sản lượng mặt hàng mà thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn như sợi nhiều hơn sản phẩm may mặc. Hay các doanh nghiệp đang tìm cách cùng nhau nâng cao liên kết chuỗi trong sản xuất từ khâu sợi, dệt, nhuộm để các đơn vị trong chuỗi cùng ổn định và phát triển. Đồng thời doanh nghiệp cũng tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.
Thanh Thanh.
Tin liên quan
#sản xuất

Câu chuyện kinh tế đằng sau kỳ nghỉ lễ dài ngày
Ngày nghỉ vừa là quãng thời gian để con người tái tạo sức lao động sau những ngày làm việc mệt mỏi, vừa là cơ hội để chi tiêu phần thu nhập mình kiếm được. Nhưng nếu nghỉ lễ quá dài ngày liên tục, không ai sản xuất kinh doanh, nền kinh tế sẽ trì trệ.

Covid-19 là cuộc sàng lọc, chỉ những doanh nghiệp có nội lực nhất mới vượt qua
Đại dịch Covid-19 được xem là cơ hội 'lửa thử vàng', thách thức của thị trường sẽ tạo nên sức bật cho doanh nghiệp...

Doanh nghiệp Việt và áp lực chi phí sản xuất
Sau tác động lần 2 của dịch Covid-19, việc tái cấu trúc bộ máy, áp dụng mô hình quản lý tinh gọn để thoát khỏi áp lực chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp Việt càng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nuôi tôm trong ruộng lúa, nông dân Kiên Giang lãi hàng trăm triệu
Chuyển đổi từ đất chuyên lúa sang mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú, nông dân ở nhiều địa phương ở Kiên Giang đêm về thu nhập cao.

Xu hướng mới đầu tư ra nước ngoài
Thay vì tập trung đầu tư các dự án (DA) quy mô lớn ra nước ngoài như giai đoạn trước, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang hướng vào các DA có quy mô trung bình hoặc nhỏ, địa bàn đầu tư cũng đa dạng. Đây là bước chuyển quan trọng hướng đến giá trị gia tăng cao hơn trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, phù hợp khả năng về vốn, năng lực quản lý và kinh nghiệm đầu tư quốc tế của mình.

Tới thời điểm quyết định, hàng loạt đại gia phập phồng lo sợ
Không nằm ngoài dự đoán, nhiều doanh nghiệp đầu tư điện gió sẽ không kịp đưa dự án vào vận hành trước thời điểm tháng 11/2021. Có nghĩa, nhà đầu tư sẽ không được bán điện với giá ưu đãi.
Đọc thêm Vấn đề
TP HCM: Vẫn còn người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, một số người dân ở TP.HCM vẫn lơ là không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng đã được tháo gỡ
Vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Sở GTVT Hải Phòng báo cáo UBND thành phố có phương án tháo gỡ cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa của tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng.
Thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, do đã khai thác gần hết tiềm năng con tôm, con cá tra nên nếu không có những chiến lược thay đổi nhanh chóng, thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ khó mang về giá trị lớn hơn hiện tại.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận việc Giáo hội thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử Momo.
GDP có thể đạt thấp hơn so với mục tiêu trong Quý I/2021
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu trường hợp dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP quý này tăng 4,46%, thấp hơn 0,66 điểm phần trăm so với mục tiêu trong Nghị quyết 01.
Kiên Giang: Chi 150 tỷ khẩn cấp xử lý sạt lở đê biển Tây
Để bảo vệ dân sinh và sản xuất trong đê trước tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã quyết định chi 150 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp.
Phát triển điện mặt trời, điện gió thời gian qua có thể coi là thành tích hay không?
Trong vòng 3 năm qua, điện mặt trời, điện gió thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0, điện gió, điện mặt trời đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Các con số tăng trưởng của “nguồn điện trời cho” này vẫn chưa dừng lại.
Hải Dương tiếp tục đề nghị Hải Phòng cho nông sản lưu thông xuất khẩu
Sáng 22/2, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện cho nông sản của Hải Dương được lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu.
Ngành Lâm nghiệp với chiến lược nâng cao chất lượng rừng tầm nhìn 2050
Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021–2030 với tầm nhìn tới 2050 để tìm ra những giải pháp mang tính đột phá nâng cao chất lượng rừng.
Vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm sân bay?
Thông tin nhiều địa phương xin xây dựng sân bay lại rộ lên thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Đại đa số sân bay đang lỗ, vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm?