Thứ sáu 27/09/2024 11:11
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp dệt may khó khăn chồng chất

12/10/2020 00:00
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may từ đầu năm đến nay giảm đến 12%, so cùng kỳ năm 2019.
aa

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), sản xuất dệt may 7 tháng đầu năm 2020 giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2020, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho hai quý cuối năm, nhất là cho các sản phẩm có giá trị cao như veston, sơ mi cao cấp. Trong khi mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ hỗ trợ giải quyết việc làm cho nhiều doanh nghiệp ngành may trong quý II/2020, thì hiện tại giá nhóm sản phẩm này đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.

Có thể nói, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may từ đầu năm đến nay giảm đến 12%, so cùng kỳ năm 2019. Điều này khiến Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đưa ra dự báo không khả quan về xuất khẩu của ngành trong những tháng cuối năm 2020, là kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm từ 14%-18% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 chỉ vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019 và là mức giảm nhiều nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Nâng cao liên kết chuỗi trong sản xuất là hướng đi đang được nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng.

Nếu trước đây, các đơn hàng doanh nghiệp nhận trước từ 3 - 6 tháng, thì hiện tại đơn hàng dệt may gần như ngưng trệ, chỉ có thể có đơn hàng theo từng tháng. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, số lượng đơn đặt hàng sẽ giảm từ 30% - 50%. Trước tình hình này, các doanh nghiệp thuộc Vinatex cũng không thụ động chờ thị trường xuất khẩu hồi phục, mà chủ động tìm nhiều hướng sản xuất mới và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, vì thị trường nội địa không thể giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp dệt may.Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, từ tình hình thực tế dịch bệnh trong nước và trên thế giới cho thấy, đối với ngành dệt may, quý III và IV/2020, thị trường khẩu trang sẽ bão hoà, các doanh nghiệp sẽ quay lại sản xuất đồ may mặc. Tuy nhiên, hiện dịch bệnh vẫn bùng phát tại nhiều quốc gia, đầu ra sản phẩm dệt may gặp khó khăn do thiếu thị trường tiêu thụ ổn định.

Cụ thể, thị trường nội địa có quy mô nhỏ (chỉ chiếm 10% đối với năng lực ngành dệt may), trong khi dịch bệnh Covid-19 đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giãn cách xã hội, cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình. Trong bối cảnh hiện nay, ưu tiên của người dân trong bối cảnh dịch bệnh là lương thực, thực phẩm chứ không phải quần áo. Vì vậy, tiêu thụ hàng may mặc tại thị trường nội địa năm 2020 dự kiến tăng không quá 5%, tương đương khoảng 200 triệu -250 triệu USD, con số này quá nhỏ so với quy mô xuất khẩu hơn 39 tỷ USD năm 2019 của doanh nghiệp dệt may cả nước.

Nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may cũng đã tự tìm hướng đi riêng, thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng sản lượng mặt hàng mà thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn như sợi nhiều hơn sản phẩm may mặc. Hay các doanh nghiệp đang tìm cách cùng nhau nâng cao liên kết chuỗi trong sản xuất từ khâu sợi, dệt, nhuộm để các đơn vị trong chuỗi cùng ổn định và phát triển. Đồng thời doanh nghiệp cũng tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Thanh Thanh.

Tin bài khác
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng thông qua đối thoại doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng thông qua đối thoại doanh nghiệp

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp nhà đầu tư năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 300 doanh nghiệp tham gia và được truyền trực tiếp đến 20 điểm cầu với 32 ý kiến.
Hà Tĩnh đã hoàn thành 81% kế hoạch giải ngân Thủ tướng giao

Hà Tĩnh đã hoàn thành 81% kế hoạch giải ngân Thủ tướng giao

Hiện tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt 4.279.718 triệu đồng, tương đương 81% kế hoạch Thủ tướng giao năm 2024.
Thủ tướng: Bình Dương cần tạo không gian phát triển mới từ hạ tầng giao thông

Thủ tướng: Bình Dương cần tạo không gian phát triển mới từ hạ tầng giao thông

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bình Dương cần có kế hoạch cụ thể, khai thác tối đa nguồn lực để thực hiện quy hoạch tỉnh; trong đó lưu ý lấy yếu tố con người, và cải cách hành chính là trung tâm.
Đề xuất mỗi năm tăng 5% thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia

Đề xuất mỗi năm tăng 5% thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia

Chính phủ thiên về phương án áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 100% đối với rượu bia vào năm 2030 nhằm tác động vào khả năng chi trả của người tiêu dùng.
Cần cơ chế minh bạch để phát triển dự án năng lượng tái tạo

Cần cơ chế minh bạch để phát triển dự án năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, năng lượng tái tạo trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển bền vững.