Thứ năm 10/04/2025 12:21
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp đầu tư thế nào để bứt phá thời 4.0?

12/10/2020 00:00
Nếu doanh nghiệp không đảm bảo cân bằng trong đầu tư cho công nghệ và con người sẽ không tạo được tiền đề cho sự phát triển và bứt phá.

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ thế giới ngày nay từ phương thức sản xuất, cung ứng dịch vụ, sản xuất kinh doanh đến cách thức tiêu dùng... Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ thế giới, việc tiếp cận và tận dụng những thành quả khoa học công nghệ là yêu cầu thiết yếu của mỗi doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển vượt bậc.

PGS.TS. Ngô Kim Thanh - Trưởng Bộ môn Quản trị doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào công nghệ để đi tắt đón đầu, để dành được các ưu thế trong cuộc CMCN 4.0.

doanh nghiep dau tu the nao de but pha thoi 4.0? hinh 1
Doanh nghiệp Việt cần phải đổi mới công nghệ để tận dụng được thời cơ CMCN 4.0 mang lại. (Ảnh minh hoạ: KT)

Tuy nhiên, TS. Kim Thanh lưu ý, cần tránh đầu tư ồ ạt mà không xác định rõ chủ đích bởi đầu tư cho công nghệ rất tốn kém. Trên thực tế, có những doanh nghiệp rót nhiều tiền cho công nghệ nhưng lại không đảm bảo sự cân bằng trong việc đầu tư cho con người để vận hành máy móc, khai thác tối đa những lợi thế mà công nghệ đem lại, do dó không tạo được tiền đề cho sự phát triển và sự bứt phá.

“Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư cho công nghệ mà không đầu tư cân xứng cho con người thì chỉ có “phá” máy móc đi thôi. Tài sản máy móc thiết bị thì hao mòn theo thời gian, chi phí điện năng lại lớn, dẫn tới sử dụng không hiệu quả”, TS. Kim Thanh nêu rõ.

Phải chọn được công nghệ phù hợp

Theo TS. Ngô Kim Thanh, khi đầu tư cho con người cần lưu ý đến các kỹ năng tương thích, nắm bắt để làm chủ công nghệ và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Nếu đầu tư cho công nghệ và con người cân bằng thì doanh nghiệp mới có thể cất cánh được.

doanh nghiep dau tu the nao de but pha thoi 4.0? hinh 2

PGS.TS. Ngô Kim Thanh

Một điều quan trọng nữa, theo TS. Kim Thanh, là doanh nghiệp phải chọn được công nghệ phù hợp, nếu công nghệ quá cao, quá hiện đại thì có thể cũng không khai thác hết được mà chi phí lại đắt đỏ, nhưng nếu thấp quá thì lại không tạo được sự đổi mới, bứt phá. Vì vậy, cần phải chọn được những công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0 để đem lại sự thay đổi căn bản về công nghệ quản lý, từ đó sẽ làm thay đổi các lĩnh vực khác đi theo.

“Chẳng hạn như Uber hay Grab, họ chỉ cần ứng dụng một công nghệ quản lý mới, hiện đại với phương thức thanh toán số là họ có thể thay thế, cạnh tranh rất hữu hiệu với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải taxi truyền thống để chiếm lĩnh thị trường và phát triển rất nhanh”, TS. Kim Thanh nêu thực tế.

Về phía doanh nghiệp, bà Lương Tú Anh – CEO Công ty cổ phần BPO Mắt Bão cho rằng, công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự khác biệt so với trước đây, nên tư duy lãnh đạo cũng phải thay đổi để phù hợp với môi trường mới, nhất là sử dụng công nghệ mới nâng cao giá trị sản phẩm.

“Chúng tôi áp dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động trong doanh nghiệp để giảm thiểu được chi phí quản lý, tăng năng suất lao động, hỗ trợ tiếp cận thị trường, đối tác mới, kiểm soát chất lượng của dịch vụ nhờ vào ứng dụng công nghệ…”, bà Tú Anh cho hay.

Tiện ích hiện nay sau 10 năm sẽ lạc hậu

Nữ CEO này cũng nhấn mạnh đến chuyện kinh doanh trực tuyến và thanh toán trực tuyến thời CMCN 4.0. Một ví dụ đơn giản nhất đó là việc đặt vé máy bay, gọi xe taxi, đặt phòng khác sạn hay thanh toán trực tuyến… giờ đây đã trở nên quá đơn giản và dễ dàng. Những tiện ích Internet của hiện nay sau 10 năm tới có thể sẽ trở thành lạc hậu.

“Uber hay Grab là nhưng công ty taxi lớn nhất thế giới mặc dù không sở hữu một chiếc xe nào, hay Airbnb là một công ty khách sạn lớn nhất thế giới cho dù họ không có nổi 1 phòng khách sạn nào cả…. Đây chỉ là những thứ cơ bản nhất và là những biểu hiện đầu tiên của cuộc CMCN 4.0 mà thôi”, bà Tú Anh chia sẻ.

Về vấn đề này, CEO VNG Lê Hồng Minh nêu quan điểm: Trong 10 năm tới, công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều nền kinh tế. Các lĩnh vực từ tài chính, y tế, đầu tư,... đều sẽ có những thay đổi, ảnh hưởng tích cực từ công nghệ mang lại. Ví dụ như lĩnh vực y tế, bác sĩ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi công nghệ, đòi hỏi bác sĩ cần hiểu rõ, cần tiếp cận và hiểu công nghệ mới có thể thành công.

“Khi công nghệ trở thành yếu tố cần thiết của các phần khác nhau ở trong cuộc sống thì nó có nghĩa là không quan trọng bạn làm gì, bạn có thể sử dụng công nghệ vào công việc của mình. Lấy 1 ví dụ về tài chính, đầu tư, khi bạn muốn vay 1 khoản tiền tại ngân hàng, bạn sẽ mất nhiều thời gian để viết đơn, kiểm tra và xét duyệt. Tuy nhiên trong 10 năm tới, những vấn đề đó sẽ rút ngắn bởi ứng dụng công nghệ,” ông Minh cho hay.

Chú trọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Ông Lê Hồng Minh

CEO VNG cũng chỉ rõ, rủi ro lớn nhất của các công ty công nghệ là họ không bắt kịp được sự phát triển của công nghệ. Chính vì thế, những doanh nghiệp này cần phải hiểu rõ các thay đổi và thích ứng nhanh về công nghệ, nhân lực, nguồn lực để nắm bắt những thay đổi. Nhưng mặt lợi của chuyện này là khi thích ứng được với xu hướng công nghệ, sẽ có cơ hội phát triển rất nhanh.

Theo ông Lê Hồng Minh, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực thương mại điện tử sẽ là xu hướng chủ đạo đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Bán lẻ truyền thống sẽ mất nhiều thời gian đối với chuỗi cung cấp hàng hoá, khó để mở rộng và phát triển, tốn nhiều chi phí. Việc tự động hoá sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian.

"Những công ty nào làm được việc đó sẽ trở thành những công ty bán lẻ thành công. Hiện tại trên thế giới có 2 công ty làm tốt được việc này là Wallmart, Amazon. Trong vòng 10 năm tới, tại Việt Nam, những doanh nghiệp nào có thể dùng AI để tự động hoá chuỗi giá trị thì sẽ giành chiến thắng”, ông Minh nhận định.

Trần Ngọc

Tin bài khác
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng tốc phát triển ngành du lịch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.
Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ để đi đến một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể về thuế và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vẫn giữ mức tăng thuế đối ứng lên 125%.
Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Ngày 9/4/2025, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Noam Mizrahi – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Marvell (Hoa Kỳ).
Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhận định, việc xử lý tài sản công sau sáp nhập là nhiệm vụ khó, chưa có tiền lệ và đòi hỏi độ chính xác cao về số liệu. Ông nhấn mạnh vai trò chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai.
Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Xây dựng diễn ra ngày 9/4 nhấn mạnh vai trò của công nghệ, cải cách bộ máy, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động trước thuế đối ứng mới từ Mỹ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm đạt từ 4,0 đến 4,2%, với kế hoạch cụ thể cho từng quý còn lại là quý II đạt 4,1%, quý III đạt 4,2% và quý IV đạt 3,9%.
Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, hiện còn quá sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam.
Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Để ứng phó với thuế quan của Mỹ, Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện phương án giảm thuế nhập khẩu, tạo dư địa linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh chi phí đầu vào gia tăng.
FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chiều 8/4/2025 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Sàn Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay các hộ kinh doanh, dù quy định mới đã có hiệu lực từ 1/4. Điều này khiến thu thuế từ lĩnh vực này chưa đồng đều với sự phát triển.
Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Ngành dệt may – một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất được Cục Thuế dự báo chịu thiệt hại nặng bởi chính sách thuế quan, nhất là tại các địa phương như Nam Định, Hưng Yên, Bình Dương và Đồng Nai.
Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Cùng với tiến trình Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân nước ta đã không ngừng phát triển và có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hơn lúc nào hết, cần được khơi dậy, cởi bỏ các rào cản để phát triển mạnh mẽ, hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước...
“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

Việc thúc đẩy khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số hiện nay đang đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu.