Thứ hai 16/06/2025 12:42
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Doanh nghiệp cần thức tỉnh về câu chuyện chuyển đổi số mùa dịch Covid-19

07/10/2021 17:01
Trước và trong dịch Covid-19, chuyển đổi số là giải pháp được nhắc tới rất nhiều ở cả cấp độ Chính phủ và doanh nghiệp, tuy nhiên tốc độ còn khá chậm. Theo các chuyên gia, mùa dịch COVID-19 là giai đoạn doanh nghiệp (DN) tỉnh giấc về câu chuyện chuyể

Covid-19 “kích hoạt” doanh nghiệp chuyển đổi số

Đại dịch Covid-19 kéo dài gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó khiến nhiều DN trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời cuộc. Chính vì vậy, chuyển đổi số là giải pháp, là xu hướng tất yếu để các DN tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc và phát triển.

Tuy nhiên, theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ chuyển đổi số thất bại đang ở quy mô 70%. Thất bại thường gặp phải là ngay khi bắt đầu làm mà không có đủ điều kiện để bắt đầu. Hơn lúc nào hết, dịch Covid-19 là giai đoạn "thử lửa", đòn bẩy sống còn để các DN đánh giá về hiện trạng chuyển đổi số của chính mình. Giai đoạn cách ly toàn xã hội cũng đòi hỏi hơn bao giờ hết về hiệu quả của việc áp dụng chuyển đổi số cho mô hình làm việc tại nhà…

Ở Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều DN, đặc biệt nhằm đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy một tỷ trọng không nhỏ DN đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý kênh phân phối...

Đối với chuyển đổi số trong quản trị DN, có một tỷ lệ tương đối lớn DN đã chuyển đổi số hoạt động quản trị, vận hành nội bộ ở mức cơ bản. Bên cạnh đó, nhiều DN nhìn nhận chuyển đổi số như một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các DN nông nghiệp số, giáo dục số, y tế số... hoạt động theo những phương thức mới dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động. Đồng thời cũng đang tạo nên kỳ vọng về một tương lai không xa sẽ xuất hiện nhiều DN với những mô hình kinh doanh đột phá, dịch chuyển hoàn toàn sang mô hình kinh doanh trên môi trường số.

Nỗ lực nhằm đem đến những giải pháp mới tăng trưởng thương mại cho DN, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 đang hoành hành, nhiều mô hình doanh số trực tuyến (online) kết hợp đan xen với cách thức bán hàng truyền thống (offline). Các DN, tổ chức lớn như FPT, Silversea Media Group (Singapore), Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã giúp các doanh nghiệp tìm ra điểm khởi động thông minh trên hành trình chuyển đổi số, cập nhật xu hướng phát triển của thương mại điện tử cũng như mô hình phối hợp các nền tảng thương mại “online” với hệ thống “offline” hiện hữu tạo nên động lực phát triển mới cho DN.

Là chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, từng giúp nhiều mô hình DN từ quy mô tập đoàn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số thành công, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy CTS nhìn nhận, rất nhiều DN đã chuyển sang hoạt động, kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến vì không thể vận hành theo cách thông thường trong điều kiện bất thường. Kể cả những người từ lâu vốn dĩ bảo thủ, rất truyền thống, chưa bao giờ muốn đụng đến công nghệ cũng đã buộc phải chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ông Hòa lưu ý, chuyển đổi số không phải là cây đũa thần, đừng kỳ vọng có thể thay đổi ngay lập tức ở quy mô toàn doanh nghiệp. Nhiều DN tìm các phần mềm, ứng dụng và nền tảng 4.0 rồi cho rằng đó là chuyển đổi số nhưng trên thực tế, đó chỉ là bước cuối cùng trong câu chuyện chuyển đổi số sau khi đã hoàn thành rất nhiều bước khác liên quan đến chuẩn bị, số hoá, kết nối...

Nói về chuyển đổi số, ai cũng cho rằng khó khăn lớn nhất là yếu tố công nghệ thuần tuý, trong khi đó ông Hòa chỉ ra, hai yếu tố tạo nên sự bất ổn lớn nhất là pháp luật và văn hoá. Trong đó, hệ thống pháp luật không theo kịp sự phát triển của công nghệ, và tư duy của nhiều người lãnh đạo còn quá truyền thống, vẫn đang chống lại công nghệ. Ông Hòa lấy ví dụ, các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber vào thị trường Việt Nam, phải mất tới 5 năm kiện tụng mới ra được một nghị định để đưa thị trường vào khuôn khổ vì công nghệ quá mới. Tương tự, hành lang pháp lý cho các sàn thương mại điện tử hiện nay cũng chưa được hoàn thiện, tự những người kinh doanh quản lý giữa đúng và sai, nên tạo nên một văn hoá, một thế giới hoạt động khác biệt.

“Thay đổi lớn nhất mùa dịch không phải là chuyển đổi số mà là ý thức về chuyển đổi số, đó là sự vỡ lẽ về việc đang có một kênh tương tác khác với thế giới. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, điều quan trọng là phải quay trở lại giá trị hữu hình và đặc biệt giá trị hạnh phúc - giá trị mang tính vô tận nhưng đôi khi lại vô cùng đơn giản với mỗi người”, ông Hòa nói.

Để chuyển đổi số thành công, DN phải có cả phần cứng, phần mềm

Theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, ngay trước Covid-19, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam khá rõ ràng, nhất là khi mọi người đều có điện thoại thông minh - cơ sở để chuyển đổi số. Tuy nhiên, do là nước đi sau, trình độ phát triển lại không cao nên quá trình chuyển đổi không dữ dội. Từ khi Covid-19 gây ra cú sốc lớn cho cả thế giới, tạo một cú nhảy vọt từ nền kinh tế vật thể sang kinh tế số.

Ông Thiên cho rằng, không quá phức tạp để lý giải hiện tượng này, bởi vì nền tảng Việt Nam đã được chuẩn bị sớm và phổ biến nhanh. Đồng thời, khi Covid-19 xảy ra, điều không ai lường trước được là nó chặn đứng tất cả các kết nối thực và buộc con người không được di chuyển…Theo một cách nào đó, Covid-19 đã có công lao to lớn, là thúc đẩy kinh tế thực sang kinh tế số như một phép màu, thúc đẩy loài người tiến bộ. Tất nhiên chúng ta vẫn sẽ có sự khó chịu về đại dịch này, nhưng trong nguy có cơ, không chỉ có rủi ro thuần túy… Dịch Covid-19 tất nhiên đáng sợ nhưng không nên quá ám ảnh vì nó, bởi thời đại hiện nay còn nhiều yếu tố khác nữa cần quan tâm. Đó là tinh thần doanh nhân tham gia vào quá trình tái cấu trúc, bên cạnh đó là môi trường chính sách, làm thế nào để giúp DN tái cấu trúc sau khủng hoảng Covid-19? Các DN phải nhìn thấy nguy trong cơ để vượt lên, khi lực lượng không mạnh, bị trói buộc, đó chính là tái cơ cấu, nếu không chỉ là “gà nhặt mấy hạt thóc rơi vãi”.

Theo các chuyên gia kinh tế, chuyển đổi số nên bắt đầu sớm và doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được nếu có quyết tâm. DN nhỏ và vừa tuy nguồn lực có hạn chế nhưng lợi thế là quy mô nhỏ nên chuyển đổi số sẽ dễ dàng và ở trong phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với DN lớn. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy người lãnh đạo, đến xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân sự và cuối cùng là yếu tố công nghệ. Công nghệ và chuyển đổi số sẽ là xu thế hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ tới – hậu COVID-19. Do đó, để chuyển đổi số thành công, DN phải có cả phần cứng, phần mềm, có những giao dịch với nền tảng công nghệ số. Đầu tư công nghệ hợp lý để kết nối người lao động, kết nối với đối tác.

Các chuyên gia cũng cho rằng, một bộ phận các doanh nghiệp vẫn "mơ hồ" về chuyển đổi số, do vậy gặp những khó khăn trong việc xác định một chiến lược và bước đi ban đầu. Phần lớn chưa nhận thức và tìm ra sự gắn kết giữ lợi ích của việc chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh.

Để tiếp tục phát triển quá trình chuyển đổi số, chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, các cách các thủ tục hành chính theo hướng hoàn thiện "chính phủ điện tử" và "chính quyền điện tử" để thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở cả khu vực công lẫn tư.

Cùng với đó, cần ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư cho công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nhân lực để vượt qua ngưỡng "sơ khởi" của quốc gia sẵn sàng với Cách mạng công nghiệp 4.0, khuyến khích phát triển các nền tảng số "Make in Vietnam" đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu khách hàng với tính chất là tài nguyên trong thời đại mới.

Về phía các doanh nghiệp, ngoài việc cần nâng cáo nhận thức về sản xuất kinh doanh trong kỷ nguyên 4.0; xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số thì các chuyên gia cho rằng cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng 5 phương diện để chuyển đổi số doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm: khai thác các mạng lưới khách hàng; xây dựng các nền tảng, không chỉ xây dựng các sản phẩm; biến dữ liệu thành tài sản doanh nghiệp; đổi mới thông qua thử nghiệm nhanh và điều chỉnh tuyên bố giá trị và làm chủ các mô hình kinh doanh đột phá.

Gia Minh

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.