Thứ bảy 23/11/2024 18:39
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023: 6 đề xuất, kiến nghị để phát triển kinh tế báo chí

24/02/2023 16:52
Sáng nay 24/2, tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023.
Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Diễn đàn

Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 có sự tham gia của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, cùng hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các quan báo chí Trung ương và địa phương trong cả nước tham dự.

Đây là chương trình nằm trong dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024” nhằm trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí, nguồn thu, hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan tới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ, chia sẻ một số mô hình kinh tế báo chí và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta… từ đó đề xuất được những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm giúp phát triển kinh tế báo chí tại Việt Nam.

Ảnh minh họa

Các đại biểu trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí/ Nguồn ảnh TNO

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm thông tin về một số khó khăn của các cơ quan báo chí trong nước đang gặp phải, đặc biệt là xu hướng giảm sút kinh doanh, nguồn thu không đảm bảo để duy trì bộ máy.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, hầu hết các cơ quan báo chí hiện đang rất lúng túng trong tìm giải pháp để tháo gỡ các khó khăn. Để xảy ra tình trạng trên có trách nhiệm lớn từ cơ quan quản lý báo chí, khi chưa có cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời các tờ báo.

Đại diện Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, để chuyển đổi mô hình doanh thu, các tòa soạn cần nâng cao chất lượng nội dung và giảm chi phi phí vận hành, sản xuất, phân phối. Bên cạnh đó, báo chí truyền thống cần có công cụ giúp hiểu thị hiếu và hành vi của độc giả để cá nhân hóa thông tin. Ngoài ra, các tờ báo cần phải có mô hình quảng cáo hiệu quả, bằng cách ứng dụng công nghệ vào việc quản lý vận hành và sản xuất nội dung, đưa nội dung tiếp cận tới độc giả.

Chuyển đổi số thành công cần công nghệ, giải pháp, sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, các nhà mạng viễn thông và quan trọng nhất là sự đồng thuận, liên kết của các cơ quan báo chí. Sự liên kết này sẽ tạo ra sức mạnh, giúp cơ quan báo chí phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của báo chí khu vực và trên thế giới.

Nhiều ý kiến khác đề cập đến cơ chế đặt hàng giữa cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước để “đôi bên cùng có lợi”. Một mặt cơ quan báo chí sẽ tăng doanh thu, bên cạnh đó cũng đóng góp trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong đó, các gói đặt hàng ở địa phương không chỉ giúp cho báo chí phát triển mà còn góp phần quảng bá hình ảnh các công việc, thực hiện chính sách ở các địa phương.

Tại sự kiện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho rằng, kinh tế báo chí là vấn đề cấp thiết, cần có lời giải sớm. Nếu giải được bài toán về kinh tế báo chí sẽ giúp các tờ báo của địa phương từng bước tự chủ tài chính, để có bước phát triển mang tính đột phá.

"Để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí của địa phương, tỉnh Bình Định đang ưu tiên dành nhiều nguồn lực, tăng ngân sách chi cho hoạt động truyền thông, đặc biệt là hoạt động truyền thông chính sách, tập trung truyền thông các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương theo cơ chế hợp tác truyền thông để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí", Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn thông tin.

Kết luận tại diễn đàn, ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, hầu hết các lãnh đạo cơ quan báo chí trong nước đều trưởng thành từ người làm nội dung hoặc làm kinh tế báo chí tốt. Với tình hình hiện nay, Tổng Biên tập các tờ báo nên suy nghĩ để có giải pháp đưa tờ báo mình phát triển, đặc biệt, cần có đội ngũ phát triển kinh tế báo chí, làm quảng cáo. “Các Tổng Biên tập nên suy nghĩ phải có Phó Tổng biên tập, Phó Tổng giám đốc… phụ trách về vấn đề kinh tế, tài chính, công nghệ”, ông Lâm cho biết.

Về phía Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Trần Thanh Lâm cam kết, sẽ có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Đảng trong việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong nước phát triển.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, trên thực tế thời gian qua, nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển báo chí. Tới đây, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị cần có những đợt tập huấn riêng "cầm tay chỉ việc" cho đội ngũ làm công tác tài chính của các báo. “Nếu tổ chức mà báo nào không cử cán bộ đi tập huấn thì nghiêm khắc phê bình. Việc này, khó một lần nhưng sau này sẽ trơn tru", ông Lâm cho hay.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra 6 đề xuất, kiến nghị để phát triển kinh tế báo chí trong thời gian tới.

Một là, sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế báo chí.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 nhằm phát triển báo chí "chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn" theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ba là, tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí theo tinh thần Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025. Cơ quan chủ quản xây dựng lộ trình tự chủ của các cơ quan báo chí phù hợp với Quy hoạch; quan tâm, tạo cơ chế, giao nguồn lực để cơ quan báo chí có điều kiện nâng cấp, kiện toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Bốn là, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thể hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ cơ quan báo chí trong chuyển đổi số, trong các hoạt động kinh tế báo chí. Đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, quản lý báo chí, tăng cường bảo vệ quyền lợi của báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới.

Năm là, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chủ quản báo chí tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/4/2019 phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong đó quan tâm đến chuyển đổi số, phát triển kinh tế báo chí; tăng cường trách nhiệm cơ quan chủ quản báo chí trong chỉ đạo, bố trí kinh phí và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí trực thuộc triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế báo chí; tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức cho đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên, phóng viên về chuyển đổi số và kinh tế báo chí, đẩy mạnh phổ biến kỹ năng tham gia không gian mạng an toàn.

Sáu là, các cơ quan báo chí đổi mới nhận thức, tư duy về chuyển đổi số, kinh tế báo chí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm báo chí chất lượng cao, thường xuyên đổi mới sản xuất theo xu hướng báo chí số với mục tiêu lấy "bạn đọc là trung tâm". Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí trong thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế báo chí gắn với việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật về báo chí, đặc biệt là thực hiện tôn chỉ, mục đích.

Bích Phương

Bài liên quan
Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).