Thứ bảy 14/06/2025 09:25
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Điện Biên: Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội”

10/04/2023 16:39
Sau 1 năm thực hiện Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên đã có 21 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ Chương trình với số tiền 60,46 tỷ

Chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” (Chương trình) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Điện Biên nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024), với mục đích huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hỗ trợ nâng cao đời sống cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là Chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Theo kế hoạch, Chương trình được triển khai tổ chức tại 7 huyện, gồm: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà, Điện Biên và thị xã Mường Lay. Sau 01 năm thực hiện Chương trình, tỉnh Điện Biên đã nhận được sự ủng hộ của 21 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh và cả nước, với số tiền 60,46 tỷ đồng. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình thông qua Qũy “Vì người nghèo”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các đơn vị tài trợ hướng dẫn Ban Chỉ đạo các huyện tổ chức quản lý, phân bổ kinh phí theo giai đoạn, hoàn thiện chứng từ thanh quyết toán theo quy định và yêu cầu của các đơn vị tài trợ.

Ảnh minh họaÔng Nguyễn Trung Kiên GĐ Agibank Chi nhánh Điện Biên ủng hộ Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (nguồn Agribank)
Ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Agibank CN Điện Biên ủng hộ Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (nguồn Agribank).

Theo ông Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, đến 31/12/2022, đã có 1.169 hộ hoàn thành việc làm nhà được nghiệm thu đưa vào sử dụng (đạt 100% tiến độ theo yêu cầu). Trong đó có 660 nhà gỗ truyền thống(192 nhà sàn dân tộc Thái, 468 nhà gỗ phong tục của đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc khác); 358 nhà xây, 151 nhà khung sắt. Chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực với gần 1.200 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã được đón Tết Qúy Mão trong những ngôi nhà mới vững chãi, khang trang, ấm áp nghĩa tình.

Cộng đồng doanh nghiệp lan tỏa tinh thần tương thân tương ái

Ban Chỉ đạo Chương trình trân trọng ghi nhận, đánh giá cao vai trò, sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên trong năm 2022. Sự đóng góp, tài trợ của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự thành công của Chương trình, đem niềm vui cho hàng nghìn hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng và các hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ảnh minh họaTập đoàn Sovico và Ngân hàng HDBANK tài trợ Chương trình 5,5 tỷ đồng (nguông Báo Điện Biên Phủ)
Tập đoàn Sovico và Ngân hàng HDBANK tài trợ Chương trình 5,5 tỷ đồng (nguồn Báo Điện Biên Phủ).

Mặc dù sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nhưng, với tinh thần, đạo lý “tương thân, tương ái”, “uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, cộng đồng doanh nghiệp đã đến với Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên bằng tấm lòng, nghĩa tình và trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, sự ủng hộ của các doanh nghiệp, doanh nhân không thể đo đếm bằng tiền. Đó là những doanh nghiệp, doanh nhân mà chúng tôi đã ghi nhận được từ Ban chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên.

Ngay tại Lễ phát động Chương trình, ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thay mặt Agribank đã trao số tiền 5 tỷ đồng hỗ trợ Chương trình. Đây là tấm lòng của cán bộ, nhân viên Agribank góp phần chia sẻ với tỉnh Điện Biên, với mong muốn các gia đình chính sách, những hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Điện Biên an cư lạc nghiệp, tạo động lực vượt nghèo, thoát nghèo bền vững.

Với tinh thần tương thân tương ái, gia đình doanh nhân Đỗ Quang Hiển cùng các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông đã ủng hộ Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên với số tiền 20 tỷ đồng, trong đó: gia đình ông Đỗ Quang Hiển ủng hộ 5 tỷ đồng; Tập đoàn T&T Group 5 tỷ đồng; Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) 3 tỷ đồng. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Điện cơ Thống Nhất, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không, mỗi đơn vị ủng hộ 500 triệu đồng. Đây là hành động, nghĩa cử cao đẹp của gia đình doanh nhân Đỗ Quang Hiển cùng các doanh nghiệp dành cho các gia đình chính sách, các hộ nghèo ở tỉnh Điện Biên.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Bamboo Capital - nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã trao tặng tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng, Tập đoàn Sovico và Ngân hàng HDBank đã vận động hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên trong đơn vị quyên góp, ủng hộ Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên 5.500.000.000 đồng làm nhà ở cho gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tập đoàn FLC ủng hộ 5 tỷ đồng, tương đương 100 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Ảnh minh họaNgày 18/3/2022, gia đình doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã trao 5 tỷ đồng ủng hộ tỉnh Điện Biên xóa nhà tạm cho hộ nghèo. (nguồn Báo Điên Biên Phủ).
Ngày 18/3/2022, gia đình Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã trao 5 tỷ đồng ủng hộ tỉnh Điện Biên xóa nhà tạm cho hộ nghèo (nguồn Báo Điên Biên Phủ).

Tổ chức Trẻ em Rồng xanh đã ủng hộ huyện Mường Ảng làm mới 13 căn nhà, mỗi căn nhà có diện tích 40m2 trở lên cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm cho các gia đình vật dụng như: giường, tủ, bàn ghế, quạt, ấm siêu tốc, trị giá 5 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ của Tổ chức Trẻ em Rồng xanh, các hộ còn được sự giúp đỡ của họ hàng, bà con trong xóm bản cả tiền mặt và vật liệu xây dựng, nên các hộ đều làm được nhà cửa khá khang trang, vững chắc, trị giá từ 70 đến 200 triệu đồng/căn nhà.

Sau khi thăm, tìm hiểu thực tế ở một số địa phương trong tỉnh Điện Biên, Petrovietnam đã tài trợ 600 triệu đồng, hỗ trợ cho 10 gia đình thuộc diện hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên và xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ. Giáp Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023, tất cả 10 gia đình được hỗ trợ đã làm xong nhà, đón giao thừa trong ngôi nhà mới.

Ngoài những tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân kể trên, còn rất nhiều doanh nghiệp khác trên cả nước đã đồng hành cùng Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên năm 2022 và những năm tiếp theo. Đó là hành động, nghĩa cử cao đẹp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân dành cho đồng bào các dân tộc, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Niềm vui trong những mái ấm tình thương

Gia đình bà Lò Thị Mỷ, Lò Thị Sinh, Quàng Thị Thón, là những hộ nghèo của bản Tọ Cuông, xã Ảng Tở, huyện Mường Ảng được Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiền làm nhà. Nhà bà Mỷ rộng 40m2, tường xây, mái lợp tôn, nền láng xi măng, cửa sắt. Bà Mỷ nói, nhà bà nghèo lắm, nhiều năm nay, 5 người ở trong cái nhà cũ nát, cái mái không che được mưa, cái vách không chống được gió, gia đình muốn sửa lại mà không có tiền. Bà Mỷ dừng lời, cười, niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt: Năm ngoái (2022), được tỉnh quan tâm hỗ trợ 50 triệu đồng, được họ hàng, bà con trong bản giúp đỡ, người thì giúp tiền, người thì gạch, gỗ, xi măng, công sức. Hôm làm xong nhà, bà nhìn mãi, ngắm mãi mà cứ tưởng là mơ. Cán bộ hỗ trợ tiền làm nhà ở tận Hà Nội cũng về vui với gia đình, ai cũng khen nhà đẹp, chắc. Tết năm nay, bà con trong bản, trong xã đến chúc mừng, chia vui với gia đình các bà Lò Thị Mỷ, Lò Thị Sinh, Quàng Thị Thón. Bà Sinh nói rằng, gia đình bà chưa đón cái Tết nào vui như cái Tết năm nay.

Theo cán bộ Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Mường Ảng, tính đến hết năm 2022, huyện còn 3.406 hộ nghèo. Trong đó còn hàng trăm hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn có nhu cầu về nhà ở. Năm 2022, huyện được Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” hỗ trợ kinh phí (đợt 1) xây dựng 140 nhà mới cho hộ nghèo. Huyện Mường Ảng đã lựa chọn 4 mẫu nhà để làm nhà ở, trong đó có 116 nhà xây, 57 nhà sàn truyền thống đồng bào dân tộc Thái, 26 nhà gỗ truyền thống đồng bào dân tộc Mông, 01 nhà khung sắt. Theo kế hoạch, đợt 1 năm 2023, Mường Ảng được Qũy “Vì người nghèo” tỉnh phân bổ 30 nhà với số tiền 1,5 tỷ đồng để thực hiện Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên.

Ảnh minh họa: Ngôi nhà “Mái ấm nghĩa tình” của bà Lò Thị Mỷ, bản Tọ Cuông, xã Ảng Tở, Mường Ảng. (Hồng Bài)
Ngôi nhà “Mái ấm nghĩa tình” của bà Lò Thị Mỷ, bản Tọ Cuông, xã Ảng Tở, Mường Ảng (Ảnh Hồng Bài).

Huyện Tuần Giáo có 200 nhà thuộc 19/19 xã, thị trấn được phân bổ hỗ trợ làm nhà từ Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội”, trong đó có 2 gia đình chính sách, 198 hộ nghèo. Có 9 hộ đề nghị giúp đỡ làm nhà, 191 hộ có khả năng tự làm nhà. Để đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng đối tượng, không để phát sinh khiếu kiện, Ban chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” huyện Tuần Giáo đã tiến hành thẩm định tất cả 200 hộ được hỗ trợ làm nhà, qua đó, các hộ đều đủ điều kiện hỗ trợ. Đến tháng 12/2022, huyện Tuần Giáo đã hoàn thành Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội”, 200 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được đón Tết trong những ngôi nhà nghĩa tình khang trang, vững chãi.

Cùng với 140 gia đinh ở huyện Mường Ảng, 200 hộ nghèo ở huyện Tuần Giáo, gần 1.200 hộ gia đình thuộc diện chính sách, người có công với cách mạng, những hộ nghèo trên địa bàn các huyện: Mường Chà, Tủa Chùa, Điện Biên, Nậm Pồ, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã có nhà mới, khang trang, vững chắc, hết cảnh mưa dột, gió lùa, ăn đậu ở nhờ hàng xóm khi mưa to gió lớn đổ về.

Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Điện Biên trao nhà “Mái ấm nghĩa tình” cho gia đình bà Lò Thị Té.
Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Điện Biên trao nhà “Mái ấm nghĩa tình” cho gia đình bà Lò Thị Té (nguồn Báo Điên Biên Phủ).

Tuy nhiên, đến nay (năm 2023), tỉnh Điện Biên còn hơn 47.000 hộ nghèo. Trong đó có trên 4.100 hộ nghèo đang sống trong nhà tạm, nhà dột nát cần nhà ở, nhất là đồng bào các khu vực vùng cao biên giới cuộc sống còn nhiều khó khăn. Đồng bào mong muốn được hỗ trợ sinh kế để ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Tin rằng, trong thời gian tới, Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh và cả nước, để năm 2023 này sẽ có thêm hàng nghìn gia đình nghèo được sống trong “Mái ấm nghĩa tình” - những ngôi nhà tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân ái.

Nguyễn Hồng Bài

Bài liên quan
Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.