Thứ bảy 14/06/2025 22:00
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Đề xuất sửa đổi quy định về phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến

11/04/2023 10:34
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

Thực hiện chủ trương khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định. Trong đó, quy định cụ thể về hình thức thu, nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán thẻ… Tuy nhiên, Thông tư số 74/2022/TT-BTC không áp dụng đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ, HĐND cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo đồng bộ thống nhất với các quy định tại các văn bản pháp luật khác như Nghị định số 11/2020/NĐ-CP về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ..., Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi một số nội dung liên quan đến quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi khoản 1, Điều 3, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP theo hướng người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh; nộp phí, lệ phí cho cơ quan thu hoặc KBNN bằng các hình thức: trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phí và lệ phí quy định cụ thể hình thức nộp, kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp.

Đồng thời, để đảm bảo đồng bộ về khai, nộp phí, lệ phí và phù hợp với pháp luật quản lý thuế, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sửa đổi khoản 2 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP.

Theo đó, tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được định kỳ hàng ngày, tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách tại KBNN. Đồng thời, phải gửi số tiền lệ phí thu được vào tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách hoặc nộp lệ phí vào tài khoản thu ngân sách tại KBNN. Định kỳ ngày, tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách; tổ chức thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách hoặc tài khoản thu ngân sách.

Đối với tổ chức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, dự thảo quy định tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện lập và cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Đề xuất sửa đổi quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyếnẢnh minh họa
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến (Ảnh minh họa).

Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã đề xuất việc thu phí, lệ phí của các cơ quan được áp dụng chế độ tài chính đặc thù.

Cơ quan soạn thảo cho biết, vướng mắc phát sinh chủ yếu từ việc một số cơ quan được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù theo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; trong đó, quy định được sử dụng tiền phí để lại để chi thu nhập tăng thêm, chi đầu tư... Điều đó, dẫn đến chênh lệch về thu nhập của công chức, hoặc chi đầu tư các công trình, máy móc thiết bị lớn hơn phạm vi phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí (cần sử dụng vốn từ NSNN). Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề nghị xem xét bỏ quy định chi đặc thù về lương, về đầu tư tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP.

Chính vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ 02 phương án sửa đổi khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP.

Với phương án thứ nhất, giữ quy định hiện hành, đồng thời bổ sung thêm vào khoản 3 Điều 5 nội dung cho phép cơ quan áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù được áp dụng cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Ưu điểm của phương án này là phù hợp với các chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo cho các cơ quan đang áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù không bị gián đoạn trong thực hiện nhiệm vụ hiện nay. Tuy nhiên, quy định này chưa xử lý được bất cập liên quan đến thu nhập và chi đầu tư của các cơ quan nhà nước áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù.

Đối với phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ các nội dung chi liên quan đến chi tiền lương và chi đầu tư từ tiền phí để lại; bỏ khoản 3 quy định về chi cơ quan nhà nước áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan này sẽ sử dụng tiền phí để lại theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Ưu điểm của phương án này là xử lý được bất cập liên quan đến thu nhập và chi đầu tư của các cơ quan nhà nước áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù; tăng số nộp NSNN (sau khi Nghị định được ban hành, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh sẽ sửa đổi văn bản điều chỉnh giảm tỷ lệ đệ lại tiền phí cho tổ chức thu và tăng tỷ lệ nộp NSNN).

Tuy nhiên, theo phân tích của Bộ Tài chính, nhược điểm của phương án này là các quy định lại gây khó khăn cho hoạt động tự chủ kinh phí của các cơ quan hành chính nhà nước đang hưởng cơ chế tài chính gắn với đặc thù của đơn vị; ảnh hưởng đến việc xác định mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, phương án này cũng không đảm bảo phù hợp, đồng bộ với việc triển khai chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 69/2022/QH15; không đồng bộ với chính sách tài chính đặc thù của cơ quan nhà nước khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Từ những phân tích cụ thể ưu điểm, nhược điểm như trên, Bộ Tài chính nghiêng về phương án 1 vì phương án này phù hợp và đồng bộ với cơ chế tài chính đặc thù của cơ quan nhà nước hiện hành theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 và không trái với Nghị quyết số 27-NQ/TW.

T.H

Bài liên quan
Tin bài khác
Quốc hội chính thức cho phép doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bất động sản

Quốc hội chính thức cho phép doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bất động sản

Với 440/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,05%), sáng 14/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân

Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, trong đó trao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ) lần đầu cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính quyền 2 cấp: Tăng quyền cho cấp xã trong quản lý chất lượng hàng hóa

Chính quyền 2 cấp: Tăng quyền cho cấp xã trong quản lý chất lượng hàng hóa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP quy định rõ phân định thẩm quyền của chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Phân định thẩm quyền quản lý báo chí theo chính quyền 02 cấp

Phân định thẩm quyền quản lý báo chí theo chính quyền 02 cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, trong đó có quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý báo chí.
Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2025/NĐ-CP quy định việc phân định thẩm quyền giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
UBND cấp xã có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

UBND cấp xã có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2025/NĐ-CP, quy định về việc phân định thẩm quyền giữa hai cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp xã) trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Bộ Tài chính đề xuất để toàn bộ hộ kinh doanh tự khai, tự nộp thuế

Bộ Tài chính đề xuất để toàn bộ hộ kinh doanh tự khai, tự nộp thuế

Trong dự thảo hồ sơ xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất một loạt thay đổi lớn trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh – nhóm đối tượng đang chiếm số lượng áp đảo trong nền kinh tế phi chính thức hiện nay.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Nghị định này quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước; và phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại doanh nghiệp.
Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để hiện thực hóa chuyển đổi xanh

Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để hiện thực hóa chuyển đổi xanh

Một trong những nội dung đáng chú ý tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này là đề xuất bổ sung quy định về dán nhãn năng lượng đối với vật liệu xây dựng – động thái được đánh giá là cần thiết và kịp thời nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chuyển dịch xanh trong ngành xây dựng.
Bãi bỏ thủ tục cấp phép phương tiện thủy nội địa để doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Bãi bỏ thủ tục cấp phép phương tiện thủy nội địa để doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đề xuất bãi bỏ thủ tục cấp phép đối với phương tiện thủy nội địa (trừ VR-SB và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh).
Hà Nội triển khai 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Hà Nội triển khai 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Từ ngày 9/6/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiến hành tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến và trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Sửa đổi cơ cấu thuế VAT 2025: Đòn bẩy tài khóa – thúc đẩy tăng trưởng

Sửa đổi cơ cấu thuế VAT 2025: Đòn bẩy tài khóa – thúc đẩy tăng trưởng

Giảm VAT từ 10% còn 8% trong 6 tháng đầu năm, kéo dài hỗ trợ đến 2026, chính sách tài khóa linh hoạt giúp hạ giá thành, kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Siết chặt quản lý, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Siết chặt quản lý, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP), nhằm quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Từ ngày 1/7/2025: Nhiều đối tượng được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Từ ngày 1/7/2025: Nhiều đối tượng được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Theo quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), nhiều nhóm đối tượng sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), mở rộng đáng kể quyền lợi cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế và người có công.
Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tối đa gần 12 triệu đồng/tháng

Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tối đa gần 12 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024, chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ chính thức thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Mức đóng hàng tháng dao động từ tối thiểu 585.000 đồng đến tối đa gần 12 triệu đồng, tùy vào mức thu nhập mà người đóng lựa chọn.