Chiều 27/10, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (Dự thảo).
Đáng chú ý, trong 5 nhóm chính sách đề xuất, Chính phủ đề nghị tăng tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công - tư (PPP) lên tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án, tức tăng 20% (mức quy định hiện nay 50%). Đây cũng là chính sách được Quốc hội cho phép áp dụng tại Tp.HCM, theo Nghị quyết 98.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất cho phép UBND cấp tỉnh thực hiện đầu tư cao tốc và quốc lộ qua các địa phương, mở rộng phạm vi quy định hiện tại. Điều này nhằm giảm bớt rủi ro và tăng cường khả năng hỗ trợ tài chính cho các dự án giao thông quan trọng. Mục tiêu là đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng hạ tầng giao thông trọng điểm.
Chính phủ cũng chú trọng đến vấn đề cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông. Đề xuất cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng để đảm bảo nguồn cung ổn định và giá cả hợp lý. Điều này nhằm giảm áp lực về giá vật liệu xây dựng, đồng thời hỗ trợ giảm chi phí cho các dự án xây dựng giao thông quan trọng.
Thực tế, nhiều dự án giao thông gặp khó khăn về vật liệu xây dựng trong thi công, giá vật liệu bị đẩy lên cao, đầu cơ. Vì thế, Chính phủ đề nghị có cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Chính phủ đề nghị được áp dụng các cơ chế đặc thù trên tới hết năm 2025. Với mỗi cơ chế sẽ kèm theo danh mục dự án cụ thể được áp dụng tại các địa phương. Ngoài ra, đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng một lần cơ chế đặc thù với dự án dự án từ nguồn thu tăng thêm ngân sách Trung ương 2022.
P.V (t/h)