Thứ năm 19/09/2024 11:38
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Đề phòng những chiêu trò lừa đảo tài chính phổ biến

15/02/2023 23:04
Năm 2022, Việt Nam có 13.000 trường hợp lừa đảo trực tuyến. Hơn 75% trong đó là lừa đảo tài chính. Điều này có nghĩa là có tới hơn 10.000 trường hợp chiếm đoạt tài sản (tiền) của người dùng.
aa

Ảnh minh hoạ.

Chỉ cần lướt mạng xã hội cũng dễ dàng bắt gặp những thông tin sai sự thật để lừa đảo. Mạo danh thương hiệu của một tổ chức, ngân hàng, công ty hoặc cá nhân là một thủ đoạn được sử dụng bởi các vòng lừa đảo trực tuyến ngày nay.

Ngoài vấn đề đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, còn cần triển khai, sử dụng công nghệ cao để ứng dụng, phòng ngừa, xử lý tội phạm công nghệ cao. Thiệt hại do lừa đảo qua mạng gây ra là khôn lường, bởi nạn nhân thường có tâm lý coi thường “được mất, mất trắng”, e ngại các thủ tục pháp lý, trình báo phức tạp.

Khi các công nghệ mới xuất hiện, đối tượng tấn công mạng, lừa đảo cũng sẽ tìm cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất - đó là con người, áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) , cụ thể:

Nhóm 1: Giả mạo thương hiệu

- Giả mạo thương hiệu của các tổ chức (Ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân.

- Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.

Nhóm 2: Chiếm đoạt tài khoản

- Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

- Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.

Nhóm 3: Các hình thức kết hợp

- Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ….) giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

- Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa - crack). Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search, Google Play Store, Apple’s App Store và email.

- Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.

- Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe dọa lừa tiền nạn nhân.

- Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- ...

Khi ngày càng có nhiều công nghệ mới được giới thiệu, lừa đảo trực tuyến có nhiều hình thức và hậu quả hơn. Vì vậy, để phòng tránh bị lừa đảo, người dùng cần thiết lập lớp bảo vệ đầu tiên, nắm vững kiến ​​thức tài chính, công nghệ cơ bản, cảnh giác khi giao tiếp trên không gian mạng, nhất là không để kẻ xấu lợi dụng “cái ham” của bản thân để vướng vào cạm bẫy.

TH

Bài liên quan
Tin bài khác
Khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 24 tỷ USD

Khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 24 tỷ USD

Khoảng 62% tổng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được đáp ứng, tương đương với khoảng trống tài chính khoảng 24 tỷ USD, theo ông Nguyễn Hữu Hiệu - TGĐ Công ty CP FiinGroup Việt Nam.
Kỹ năng quản lý tài chính giúp giới trẻ tránh được "bẫy nợ" từ thẻ tín dụng

Kỹ năng quản lý tài chính giúp giới trẻ tránh được "bẫy nợ" từ thẻ tín dụng

Tình trạng nợ nần từ thẻ tín dụng đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến đối với giới trẻ. Sử dụng thẻ tín dụng một cách không thông minh và thiếu kiến thức quản lý tài chính dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng trong tài chính cá nhân.
Tại sao giáo dục tài chính không chỉ là điểm bài kiểm tra

Tại sao giáo dục tài chính không chỉ là điểm bài kiểm tra

Caveat emptor trong tiếng Latin có nghĩa là “hãy để người mua cẩn thận” - một cụm từ có ý nghĩa đặc biệt khi đăng ký cho con bạn tham gia một chương trình giáo dục tài chính.
Bài học lịch sử từ ba thế hệ khủng hoảng tiền tệ

Bài học lịch sử từ ba thế hệ khủng hoảng tiền tệ

Hậu quả của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến các nước đang phát triển rơi vào tình trạng căng thẳng đáng kể.
Quy định về quyền riêng tư, cho vay fintech và tài chính toàn diện

Quy định về quyền riêng tư, cho vay fintech và tài chính toàn diện

Trong khi người tiêu dùng coi trọng quyền riêng tư và khả năng bảo vệ họ khỏi việc lạm dụng dữ liệu tiềm ẩn, thì các công ty công nghệ tài chính thường dựa vào dữ liệu cá nhân để đổi mới và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son