Thứ năm 15/05/2025 11:01
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

VinaCapital: Các quỹ đầu tư sẽ tăng cường “rót vốn” vào khu vực tư nhân

Nghị quyết 68 là động lực để các quỹ đầu tư đẩy mạnh rót vốn vào khu vực tư nhân, khi hàng loạt các quyết sách táo bạo nhằm tạo xung lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh toàn cầu

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TWxác định rõ kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân”. Đây là bước tiến quan trọng so với các quan điểm trước đó, khi kinh tế tư nhân thường chỉ được nhìn nhận là “một thành phần” hoặc “một bộ phận quan trọng” của nền kinh tế.

Theo ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường, VinaCapital, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra việc làm chất lượng cao và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trước các biến động.

Mục tiêu dài hạn là giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình, từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Một điểm đáng chú ý trong Nghị quyết số 68-NQ/TW là mục tiêu phát triển 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu vào năm 2030 và dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa.

Liên quan đến định hướng đó, Nghị quyết số 68-NQ/TW tập trung làm rõ 03 điểm cốt lõi của chính sách mới:

(1) Các cơ chế ưu đãi cho khu vực tư nhân, đặc biệt là chiến lược phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân quy mô lớn theo mô hình chaebol Hàn Quốc;

(2) Bảo đảm đối xử công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, thiết lập một sân chơi bình đẳng thực sự;

(3) Lộ trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của khu vực kinh tế tư nhân.

Chính phủ Việt Nam nhận định rằng thập kỷ tới là giai đoạn then chốt để tăng tốc phát triển kinh tế trước khi các thách thức về nhân khẩu học và yếu tố khách quan khác khiến việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trở nên khó khăn hơn.

Trước đó, trong quá trình xây dựng Nghị quyết số 68-NQ/TW, các nhà hoạch định chính sách đã tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn, trong đó có Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ – Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (gọi tắt là Ban IV), được thành lập năm 2017.

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, hiện là Phó Chủ tịch Ban IV, cùng với các thành viên khác, ông đã tích cực đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản, vướng mắc đối với doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

VinaCapital: Các quỹ đầu tư sẽ tăng cường “rót vốn” vào khu vực tư nhân
Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, hiện là Phó Chủ tịch Ban IV, cùng với các thành viên khác đã tích cực đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản, vướng mắc đối với doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

Ban IV tập trung giải quyết những rào cản lớn đang cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm: khoảng cách về công nghệ, năng lực quản trị và khả năng tiếp cận tài chính…

Nghị quyết số 68-NQ/TW cũng tạo động lực cho các quỹ đầu tư tăng cường đầu tư vào khu vực tư nhân, hỗ trợ các mục tiêu của Chính phủ. VinaCapital, với hơn 20 năm kinh nghiệm về đầu tư vào cổ phần tư nhân, đã thực hiện các khoản đầu tư chiến lược vào nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp này trở thành các tập đoàn hàng đầu như Kido, Hòa Phát…

“Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm và mở rộng các cơ hội đầu tư cổ phần tư nhân, cung cấp vốn để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng”, VinaCapital cam kết.

Sẽ có kênh tín dụng chuyên biệt cho SME

VinaCapital cho rằng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức dai dẳng như khó tiếp cận vốn, thủ tục hành chính rườm rà và mức độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế, những yếu tố đang kìm hãm tiềm năng phát triển toàn diện của khu vực này.

Nghị quyết số 68-NQ/TW ra đời nhằm tháo gỡ các nút thắt đó, với mục tiêu cắt giảm ít nhất 30% thời gian, chi phí và thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh thông qua việc đơn giản hóa cấp phép, giảm gánh nặng tuân thủ và chuyển từ mô hình “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” đối với nhiều loại hình kinh doanh.

Một điểm nổi bật khác của Nghị quyết là cải cách hệ thống thuế theo hướng công bằng. Cụ thể, đến năm 2026, Chính phủ sẽ xóa bỏ cơ chế thuế khoán đối với hộ kinh doanh.

Song song đó, các địa phương sẽ phải dành quỹ đất riêng, bao gồm một phần diện tích trong mỗi khu công nghiệp, cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng như các startup đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân sẽ được hưởng mức giảm 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu tiên của hợp đồng thuê đất.

Nghị quyết số 68-NQ/TW cũng đặt ra yêu cầu hình thành các kênh tín dụng chuyên biệt và cơ chế hỗ trợ tài chính dành cho SME, startup, doanh nghiệp mới thành lập và các lĩnh vực ưu tiên như chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Các biện pháp bao gồm hỗ trợ lãi suất cho vay và phát huy vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng.

Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân được phép trích tới 20% lợi nhuận sau thuế mỗi năm vào quỹ nghiên cứu & phát triển (R&D) và được khấu trừ tới 200% chi phí R&D khỏi thu nhập chịu thuế, một chính sách mang tính đột phá nhằm thúc đẩy đầu tư vào đổi mới sáng tạo.

Cuối cùng, Nghị quyết số 68-NQ/TW cũng giải quyết một vấn đề tồn tại lâu dài trong nền kinh tế Việt Nam: sự ưu ái đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Chính phủ đặt mục tiêu tái cơ cấu toàn diện các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực then chốt như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế số, bao gồm cả việc thoái vốn nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu hơn vào các ngành này.

Tin bài khác
Chứng khoán tháng 5 và hiệu ứng “Sell in May”

Chứng khoán tháng 5 và hiệu ứng “Sell in May”

Thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi mạnh mẽ khi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng. Tuy nhiên, khuyến nghị của SSI cho rằng chỉ số VN-Index cần vượt thử thách ở các vùng cản 1.250 điểm và vùng 1.280 - 1.300 điểm.Ngược lại, vùng 1.180 - 1.200 sẽ hỗ trợ trong ngắn hạn.
Lợi thế thị trường Việt Nam: Tìm “điểm sáng” trong danh mục đầu tư

Lợi thế thị trường Việt Nam: Tìm “điểm sáng” trong danh mục đầu tư

Giới đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội trong “làn sóng” thay đổi công nghệ toàn cầu và xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 24 tỷ USD

Khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 24 tỷ USD

Khoảng 62% tổng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được đáp ứng, tương đương với khoảng trống tài chính khoảng 24 tỷ USD, theo ông Nguyễn Hữu Hiệu - TGĐ Công ty CP FiinGroup Việt Nam.
Kỹ năng quản lý tài chính giúp giới trẻ tránh được "bẫy nợ" từ thẻ tín dụng

Kỹ năng quản lý tài chính giúp giới trẻ tránh được "bẫy nợ" từ thẻ tín dụng

Tình trạng nợ nần từ thẻ tín dụng đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến đối với giới trẻ. Sử dụng thẻ tín dụng một cách không thông minh và thiếu kiến thức quản lý tài chính dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng trong tài chính cá nhân.
Tại sao giáo dục tài chính không chỉ là điểm bài kiểm tra

Tại sao giáo dục tài chính không chỉ là điểm bài kiểm tra

Caveat emptor trong tiếng Latin có nghĩa là “hãy để người mua cẩn thận” - một cụm từ có ý nghĩa đặc biệt khi đăng ký cho con bạn tham gia một chương trình giáo dục tài chính.
Bài học lịch sử từ ba thế hệ khủng hoảng tiền tệ

Bài học lịch sử từ ba thế hệ khủng hoảng tiền tệ

Hậu quả của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến các nước đang phát triển rơi vào tình trạng căng thẳng đáng kể.
Quy định về quyền riêng tư, cho vay fintech và tài chính toàn diện

Quy định về quyền riêng tư, cho vay fintech và tài chính toàn diện

Trong khi người tiêu dùng coi trọng quyền riêng tư và khả năng bảo vệ họ khỏi việc lạm dụng dữ liệu tiềm ẩn, thì các công ty công nghệ tài chính thường dựa vào dữ liệu cá nhân để đổi mới và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới.
Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất nửa đầu năm

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất nửa đầu năm

Theo danh sách, Chứng khoán VPS chiếm 25,77% thị phần, tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng. Tiếp theo sau là Chứng khoán VNDirect chiếm 9,26% thị phần.
3 quan hệ đối tác tài chính đang tác động đến "cuộc chơi" Fintech

3 quan hệ đối tác tài chính đang tác động đến "cuộc chơi" Fintech

Rất ít ngành công nghiệp đang trải qua sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt như lĩnh vực Fintech, đạt giá trị ròng toàn cầu đáng kinh ngạc 1,5 nghìn tỷ USD.
Phát triển dịch vụ phụ trợ tài chính tại Việt Nam: trễ còn hơn không

Phát triển dịch vụ phụ trợ tài chính tại Việt Nam: trễ còn hơn không

Sau những vụ việc nổi cộm thời gian gần đây liên quan đến BH nhân thọ, trái phiếu DN, cổ phiếu bị thao túng, các sàn giao dịch sản phẩm tài chính trực tuyến…,
Làm thế nào để tiếp cận vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế?

Làm thế nào để tiếp cận vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế?

Một số doanh nghiệp cân nhắc việc vay tiền hoặc hạn mức tín dụng khi khó khăn kinh tế sắp xảy ra, nhưng đây có phải là động thái đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn?
Quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC được sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng đổ vỡ là gì?

Quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC được sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng đổ vỡ là gì?

FDIC thông tin họ sẽ hỗ trợ một thỏa thuận cho công ty cho vay khu vực First Citizens BancShares mua lại Ngân hàng Thung lũng Silicon đã thất bại.
Đề phòng những chiêu trò lừa đảo tài chính phổ biến

Đề phòng những chiêu trò lừa đảo tài chính phổ biến

Năm 2022, Việt Nam có 13.000 trường hợp lừa đảo trực tuyến. Hơn 75% trong đó là lừa đảo tài chính. Điều này có nghĩa là có tới hơn 10.000 trường hợp chiếm đoạt tài sản (tiền) của người dùng.
Cách nào để giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp?

Cách nào để giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp?

Mặc dù NHNN đã rất nỗ lực trong giữ bình ổn tỷ giá suốt 9 tháng đầu năm, song những tuần gần đây, tỷ giá trên thị trường liên tục tăng kịch trần trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục bị rút ra.
Doanh nghiệp cần làm gì khi

Doanh nghiệp cần làm gì khi 'sống chung' với lãi suất tăng?

Từ ngày 25/10, mức lãi suất điều hành mới đã được Ngân hàng Nhà nước áp dụng. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm.