Thứ bảy 26/07/2025 11:58
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025

Ngành bất động sản có tổng giá trị trái phiếu đáo hạn vào 2 quý cuối năm 2025 khoảng 73.000 tỷ đồng. Chưa kể giá trị trái phiếu bất động sản chậm thanh toán gốc, lãi trong 6 tháng đầu năm ước tính khoảng 16.000 tỷ đồng.

73.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn vào cuối năm 2025

Theo thống kê của S&I Ratings (Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm S&I), 6 tháng đầu năm 2025, khối lượng trái phiếu đáo hạn ở mức tương đối thấp khoảng 56.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản, chiếm 45% (khoảng 25.200 tỷ đồng).

Tuy nhiên, giá trị đáo hạn sẽ tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm nay với tổng giá trị hơn 149.000 tỷ đồng. Ngành bất động sản chiếm gần một nửa lượng đáo hạn trong 2 quý cuối năm, tương đương 73.000 tỷ đồng.

Bên cạnh áp lực đáo hạn, giá trị trái phiếu bất động sản chậm thanh toán gốc, lãi trong 6 tháng đầu năm ước tính khoảng 16.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, S&I Ratings lưu ý, tổng giá trị đáo hạn của nhóm bất động sản trong năm 2026 vẫn tăng cao, lên tới hơn 143.000 tỷ đồng trước khi bắt đầu giảm dần từ năm 2027.

Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025
Nguồn: HNX, S&I Ratings

Diễn biến này cho thấy áp lực tài chính lên các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn trong 12 – 18 tháng tới, khiến giá trị phát hành trái phiếu cũng sẽ duy trì tăng mạnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ở chiều tích cực, việc Chính phủ đẩy mạnh tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản trong thời gian gần đây, sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp khôi phục triển khai dự án và cải thiện dòng tiền. Khi dự án được khơi thông pháp lý và đủ điều kiện triển khai, doanh nghiệp có thể sử dụng dự án làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Đồng thời, việc dự án được phép triển khai cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sớm mở bán và có phương án tài chính để trả nợ cho trái chủ.

Quốc hội đã thông qua sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 07/2025, điểm đáng chú ý là nội dung về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ. Cụ thể, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện có nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, quy định này loại trừ một số tổ chức phát hành đặc thù, trong đó có tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phát triển bất động sản – 2 nhóm thống lĩnh gần như tổng giá trị phát hành thị trường trong các năm qua.

S&I Ratings cho rằng, động thái này là bước đầu nhằm nâng cao chất lượng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hướng đến việc kiểm soát rủi ro tài chính, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp có năng lực yếu.

Nhóm ngân hàng vẫn chủ đạo trong phát hành trái phiếu

Theo thống kê của S&I Ratings, trong quý II/2025 đã có 188 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị hơn 233.000 tỷ đồng.

Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025
Nguồn: HNX, S&I Ratings.

Trong đó, chủ yếu là phát hành riêng lẻ với 185 đợt, tương đương 228.000 tỷ đồng, phát hành ra công chúng chỉ ghi nhận 3 đợt, tương đương 4.800 tỷ đồng.

Hoạt động phát hành mới đã tăng tốc trở lại trong quý II sau giai đoạn trầm lắng thường thấy vào quý I. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, tổng quy mô phát hành trái phiếu đạt 258.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ rệt của thị trường.

Về cơ cấu phát hành: Nhóm ngân hàng tiếp tục giữ vai trò chủ đạo khi chiếm tới 75% tổng giá trị phát hành trong 6 tháng đầu năm (khoảng 193.000 tỷ đồng).

Các ngân hàng đã gia tăng phát hành trái phiếu nhằm tận dụng mặt bằng lãi suất thấp để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn và tăng vốn cấp 2. Điều này cũng giúp giảm áp lực lên huy động tiền gửi và tạo điều kiện duy trì lãi suất huy động ở mức thấp nửa đầu năm 2025.

Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025
Nguồn: HNX, S&I Ratings

Doanh nghiệp bất động sản là nhóm phát hành chiếm tỷ trọng cao thứ hai (17%), tương đương 43.000 tỷ đồng (tăng nhẹ 11% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, lượng phát hành đã giảm nhiều so với giai đoạn 2020 – 2021 (6 tháng đầu năm 2020: 77.500 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2021: 118.400 tỷ đồng).

Kênh phát hành ra công chúng chỉ có ngân hàng và công ty chứng khoán, các tổ chức nhóm phi tài chính hoàn toàn vắng bóng ở kênh này.

Lãi suất trái phiếu bình quân dưới 7%

Một điểm tích cực là lãi suất trái phiếu (coupon) bình quân tiếp tục xu hướng giảm, về mức 6,85% vào cuối quý II/2025 (từ mức 7,88% cuối năm 2024).

Cụ thể, lãi suất trái phiếu ngân hàng bình quân ở mức 5,79% (giảm 20 – 30 điểm cơ bản) trong khi trái phiếu phi ngân hàng ghi nhận lãi suất bình quân ở mức 9,65% (giảm khoảng 40 điểm cơ bản) so với cuối năm trước.

Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025
Nguồn: HNX, S&I Ratings

Bên cạnh đó, hoạt động mua lại trước hạn diễn ra mạnh mẽ vào quý II với giá trị hơn 96.000 tỷ đồng, mức cao nhất theo quý từ trước tới nay. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng giá trị mua lại ước đạt 123.000 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Theo S&I Ratings, trong bối cảnh điều kiện tín dụng thuận lợi hơn (6 tháng đầu năm 2025 tín dụng tăng 9,9%), lãi suất cho vay bình quân giảm 60 điểm so với cuối năm 2024, các doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên vay ngân hàng thay vì phát hành trái phiếu, nhằm tối ưu chi phí vốn và đơn giản hóa thủ tục. Điều này cũng góp phần lý giải xu hướng gia tăng mua lại trước hạn để giảm bớt áp lực nợ trái phiếu của doanh nghiệp.

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 26/7/2025: Cuộc đua kỳ hạn dài tiếp diễn

Lãi suất ngân hàng ngày 26/7/2025: Cuộc đua kỳ hạn dài tiếp diễn

Lãi suất ngân hàng ngày 26/7/2025 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, với sự nổi bật của các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất kỳ hạn dài để thu hút dòng vốn.
Vì sao đồng rúp Nga tăng mạnh và điều đó có ý nghĩa gì?

Vì sao đồng rúp Nga tăng mạnh và điều đó có ý nghĩa gì?

Đồng rúp Nga tăng tới 45% so với USD từ đầu năm 2025, là một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới, mang đến cả lợi ích lẫn rủi ro cho nền kinh tế đang bị trừng phạt nặng nề của Nga.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ tín dụng khẩn cấp sau bão số 3 WIPHA

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ tín dụng khẩn cấp sau bão số 3 WIPHA

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão WIPHA, bao gồm cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay, cho vay mới phục hồi sản xuất.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/7/2025: Eximbank dẫn đầu cuộc đua kỳ hạn dài

Lãi suất ngân hàng ngày 25/7/2025: Eximbank dẫn đầu cuộc đua kỳ hạn dài

Lãi suất ngân hàng ngày 25/7/2025 chứng kiến ngân hàng Eximbank nổi bật khi liên tục tăng lãi suất các kỳ hạn dài, tạo điểm nhấn trên thị trường tiền gửi.
Sinh viên có thể vay tín chấp lãi suất 0,58%/tháng tại BVBank

Sinh viên có thể vay tín chấp lãi suất 0,58%/tháng tại BVBank

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) đã triển khai gói vay tiêu dùng tín chấp lãi suất chỉ từ 0,58%/tháng phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng xanh và vay thanh toán học phí.
Tín dụng ACB tăng hơn 9% trong quý II/2025

Tín dụng ACB tăng hơn 9% trong quý II/2025

Tín dụng tăng hơn 9% trong quý II/2025 đã góp phần giúp lợi nhuận trước thuế của ACB tăng trưởng 33%, đạt 6.100 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ACB đạt lãi trước thuế 10.700 tỷ đồng.
Niềm tin kế toán toàn cầu nhích tăng trong quý 2/2025 nhưng vẫn ở mức mong manh

Niềm tin kế toán toàn cầu nhích tăng trong quý 2/2025 nhưng vẫn ở mức mong manh

Chỉ số niềm tin của các kế toán viên toàn cầu ghi nhận mức tăng lần đầu tiên kể từ quý 2/2024, đạt mức cao nhất trong gần một năm, theo Khảo sát Điều kiện Kinh tế Toàn cầu (GECS) do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) và Viện Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) thực hiện.
Lãi suất ngân hàng ngày 24/7/2025: Những mốc lãi suất mới đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 24/7/2025: Những mốc lãi suất mới đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 24/7/2025 ghi nhận nhiều biến động với 8 ngân hàng vượt mốc 6%, trong đó một số ngân hàng áp dụng mức đặc biệt cao.
Ngân hàng Nhà nước nới quy định về điều kiện cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước nới quy định về điều kiện cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 14/2025/TT-NHNN (hiệu lực từ ngày 15/9/2025 - Thông tư 14), thay thế Thông tư 41/2016, với mục tiêu tiệm cận hơn với tiêu chuẩn Basel III.
SHB nhận 4 giải thưởng lớn tại Asian Banking & Finance Awards 2025

SHB nhận 4 giải thưởng lớn tại Asian Banking & Finance Awards 2025

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa được vinh danh tại lễ trao giải Asian Banking & Finance Awards 2025, diễn ra tại Singapore, với 4 giải thưởng lớn thuộc cả hai hạng mục Retail Banking (Ngân hàng Bán lẻ) và Wholesale Banking (Ngân hàng Bán buôn).
Bay quốc tế, thanh toán xuyên quốc gia bằng thẻ hội viên hàng không

Bay quốc tế, thanh toán xuyên quốc gia bằng thẻ hội viên hàng không

Vietnam Airlines, ACB và Visa vừa ra mắt thẻ tích hợp thanh toán Lotusmiles Pay, mang đến trải nghiệm tiện ích và trọn vẹn cho hội viên chương trình Bông Sen Vàng.
Tổng tài sản của ngân hàng VPBank vượt 1,1 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản của ngân hàng VPBank vượt 1,1 triệu tỷ đồng

VPBank đạt cột mốc mới nửa đầu 2025 với tổng tài sản hơn 1,1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận 11.200 tỷ đồng, khẳng định vị thế ngân hàng tư nhân hàng đầu.
Lãi suất ngân hàng ngày 23/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 23/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 23/7/2025, lãi suất tiền gửi ngân hàng ghi nhận mức 5,7% cho kỳ hạn 6 tháng. Nhiều ưu đãi đặc biệt vẫn duy trì mức cao.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 13%

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 13%

Vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên mức 45.942 tỷ đồng sau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%, giữ vững vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống. Điều này tiếp tục khẳng định cam kết của SHB không ngừng nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Trước đó, SHB đã hoàn tất chi trả 5% cổ tức 2024 bằng tiền mặt.
Gang thép Thái Nguyên (Tisco) "mắc kẹt" với dự án "đắp chiếu" hơn một thập kỉ

Gang thép Thái Nguyên (Tisco) "mắc kẹt" với dự án "đắp chiếu" hơn một thập kỉ

Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đến nay vẫn phải đang "oằn mình" gánh lãi vay hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho TISCO II dù dự án này đã "án binh bất động" hơn 1 thế kỉ. Bức tranh của công ty thép này đa phần là gam màu xám xịt, khi thua lỗ 3 năm liền, vốn lưu động âm và bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.