
Đề nghị bổ sung hàng chục công việc vào Danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp, ban hành bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng theo quy định.
Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị được bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng.
Từ năm 2021 đến nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức đo, kiểm tra, đánh giá, phân loại lao động và hoàn thiện hồ sơ đối với 14 công việc đủ điều kiện bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng.
Việc đánh giá theo hướng dẫn tại Văn bản hướng dẫn số 2753/LĐTBXH- BHLĐ ngày 01/8/1995. Như một số công việc với đặc điểm lao động nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn, rung lắc, bụi, thiếu (Lắp đặt và tháo dỡ các máy, thiết bị nâng chuyển phục vụ thi công xây dựng công trình; ép, nhổ cừ Larsen bằng búa máy hoặc máy ép thủy lực; vận hành trạm trộn bê tông; thi công đổ bê tông công trình hầm, ngầm...).
Một số công việc còn thêm đặc điểm nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, điều kiện môi trường thiếu dưỡng khí (như: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm; gia công, lắp dựng lưới thép, vì thép, gia cố hầm, ngầm; Khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố mái taluy công trình hoặc mái taluy đường...).
Ngoài ra, Bộ cũng đã tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện lao động của 13 công việc đã được ban hành trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho các ngành, lĩnh vực khác nhưng có đặc điểm tương tự về điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có thể bổ sung, áp dụng cho lĩnh vực xây dựng.
Có thể phân loại theo công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (khoan, phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay; xây dựng thủ công mộc, nề, sắt,... các công trình xây dựng; lái máy ủi; lái máy xúc dung tích gầu dưới 4m3; vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích;...).
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp, ban hành bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng theo quy định (bao gồm 16 công việc đã đề xuất năm 2021 trước đó và 27 công việc đề xuất năm 2022).
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cùng chuyên mục


Bộ Công Thương đã ban hành thông tư bãi bỏ một số quy định về phát triển điện gió, điện mặt trời

Trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuối năm 2023

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2023

Người sở hữu ô tô cần lưu ý quy định mới có hiệu lực trong năm 2023

Quy định mới về quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức
-
Chủ tịch VINASME: Trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề cấp bách
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết