Ninh Bình hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và Carbon thấp |
Nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Tại “Diễn đàn nông nghiệp 2025: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”, diễn ra mới đây, ông Lê Đức Thịnh cho biết, mục tiêu chính trong định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phải tối ưu hóa sử dụng tài nguyên đầu vào, tuần hoàn phụ phẩm, chất thải,giảm phát thải khí nhà kín, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (lên >70%), gấp đôi trong các lĩnh vực có thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi...; xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn cấp vùng, ngành và địa phương.
![]() |
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) |
Để thực hiện được mục tiêu, về định hướng, theo ông Thịnh, phát triển mô hình nông nghiệp tích hợp mô hình nông nghiệp đa giá trị như trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản - chế biến - năng lượng tái tạo - du lịch sinh thái.
Ngoài ra, mô hình nông nghiệp tuần hoàn phải định dạng trên khoa học – công nghệ thông qua chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; xử lý phụ phẩm, sản xuất phân hữu cơ, năng lượng sinh học, công nghệ sinh học - số hóa (chuyển đối xanh và chuyển đổi số); hình thành chuỗi giá trị khép kín theo ngành hàng và theo vùng sinh thái.
Cùng với đó, cần xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn, sự công nhận, xác nhận nông nghiệp tuần hoàn sản phẩm trong nông nghiệp tuần hoàn. Ông Thịnh đặc biệt quan tâm đến việc cần có nhãn mác riêng để tạo cơ sở cho người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm có đóng góp bảo vệ tài nguyên môi trường, từ đó làm tăng giá trị, tạo động lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã… đầu tư vào kinh tế tuần hoàn. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn chịu rủi ro rất cao, nhất là về thị trường.
Từ thực tế doanh nghiệp, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh cũng đã nêu những điểm nghẽn thực tế và nguy cơ rủi ro khi chuyển đổi từ lúa thường sang hữu cơ phải mất 3–5 năm, nhưng doanh nghiệp vẫn phải mua theo giá cao ngay từ đầu để giữ vùng trồng, trong khi lại chưa có chính sách tín dụng đặc thù để hỗ trợ giai đoạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc tế như USDA, JAS không chỉ đòi hỏi đất – nước – nhà máy đạt chuẩn, mà cả đội ngũ vận hành – nông dân – giám sát đều phải được “hữu cơ hóa”: Từ tư duy đến kỷ luật sản xuất. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế quy hoạch vùng hữu cơ quy mô lớn, dễ dẫn tới phân mảnh, không đủ điều kiện cấp mã xuất khẩu, làm mất cơ hội đi vào hệ sinh thái toàn cầu…
Cùng chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – nhấn mạnh: Kinh tế tuần hoàn hiện là xu thế tất yếu. Và chính sự tất yếu đó đòi hỏi một nền sản xuất phải chuyển đổi mạnh. Tuy nhiên để chuyển đổi được còn không ít khó khăn, thách thức đặc biệt là khía cạnh chính sách, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo ông Ngọc, phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân. Việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, đặc biệt tài chính xanh là thách thức rất lớn. Trong khi đó, đầu tư cho sản xuất tuần hoàn bao gồm cả xử lý phụ phẩm, tái chế, phát triển sản phẩm sinh học lại đòi hỏi nguồn lực đáng kể và dài hạn.
Doanh nghiệp cần chính sách thực chất
Phát biểu tại diễn đàn, bà Hạnh Hiếu nhấn mạnh: “Chúng tôi không xin ưu đãi. Chúng tôi xin một quyết sách công bằng, dài hạn, ổn định, để những người làm nông nghiệp tử tế có thể sống được, lớn được, lan tỏa được. Gạo Việt Nam không chỉ ngon nhất mà cần sạch nhất thế giới. Và nền nông nghiệp Việt Nam cần được nuôi dưỡng bằng chính sách biết trân trọng người giữ đất”.
![]() |
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh |
Do vậy bà Hiếu đã kiến nghị 4 chính sách cho giai đoạn 2025–2030: Thứ nhất, xây dựng gói tín dụng xanh đặc thù, hỗ trợ 3 - 5 năm đầu cho doanh nghiệp chuyển đổi vùng trồng từ lúa thường sang hữu cơ. Thứ hai, thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện Nghị định 109/2018, phân loại riêng cho nhóm doanh nghiệp đặc sản – hữu cơ – vùng khó khăn để có cơ chế linh hoạt hơn. Thứ ba, quy hoạch vùng nguyên liệu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, có đầu tư đồng bộ về đất, hạ tầng chế biến, bảo quản, logistics, kiểm định. Thứ tư, xây dựng chương trình tập huấn và đào tạo nhân lực hữu cơ chuyên sâu, ngăn chảy máu chất xám và hỗ trợ vùng nguyên liệu có người giám sát đạt chuẩn lâu dài.
Cùng về vấn đề này, ông Thịnh đề xuất, cần hỗ trợ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển thị trường nông sản tuần hoàn, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và có khả năng cạnh tranh trong xu thế kinh tế xanh toàn cầu.
Ông Nguyễn Hồng Phong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Tổng Giám đốc công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông - cho biết, ngay từ khi thành lập, Tiến Nông đã xác định chuyển đổi xanh không chỉ là xu hướng mà là sứ mệnh phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài nguyên và yêu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch, nước sạch và môi trường sống lành mạnh.
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong hành trình chuyển đổi xanh của Tiến Nông, ông Phong kiến nghị: Ưu tiên phân bổ nguồn vốn nghiên cứu khoa học cho các dự án có tính ứng dụng cao trong nông nghiệp tuần hoàn, với sự tham gia trực tiếp của doanh nghiệp; có chính sách thí điểm cho các mô hình “hợp tác xã – doanh nghiệp đồng hành – viện nghiên cứu hỗ trợ”, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt, nhà khoa học cung cấp giải pháp, còn người nông dân là trung tâm thực hành.
![]() |
"Diễn đàn nông nghiệp 2025: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp" thu hút sự quan tâm của chuyên gia, doanh nghiệp |
Nhiều ý kiến chia sẻ tại diễn đàn mong muốn có các chính sách tín dụng đặc thù để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này nếu muốn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn một cách thực chất.
Kinh tế tuần hoàn không phải là một khái niệm mới, mà đã xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp từ thế kỷ XVIII. Tuy nhiên theo các chuyên gia, để hiện thực hóa được khát vọng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái, cần nhìn nhận đúng, nâng cao và phát huy được vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp, doanh nhân đối với ngành nông nghiệp; có giải pháp dài hạn đưa doanh nghiệp đến với nông dân cùng xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị…