Thứ tư 23/04/2025 01:18
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Công ty TNHH Dịch vụ thương mại XNK Hoàng Hải vi phạm hợp đồng đáng ngờ

05/05/2021 19:41
Doanhnghiephoinhap.vn đã đăng tải 2 bài viết về việc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại XNK Hoàng Hải (sau đây gọi tắt là Công ty Hoàng Hải) không thiện chí thực hiện hợp đồng số 205/NAM PHONG-HOANG HAI/HĐMB (sau đây gọi tắt là Hợp đồng 205)

Liên quan đến những cơ sở pháp lý trong thực hiện hợp đồng giữa hai bên, Luật sư Vũ Văn Mộc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã chỉ ra những vi phạm hợp đồng đáng ngờ và hậu quả pháp lý mà Công ty Hoàng Hải phải gánh chịu.

Hợp đồng số 205/NAM PHONG-HOANG HAI/HĐMB ký ngày 07/05/2020 giữa Công ty Nam Phong  với Công ty Hoàng Hải.
Hợp đồng số 205/NAM PHONG-HOANG HAI/HĐMB ký ngày 07/05/2020 giữa Công ty Nam Phong với Công ty Hoàng Hải.

Theo thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng thì Công ty Hoàng Hải sẽ cung cấp sản phẩm khẩu trang y tế cho Công ty Nam phong. Sau khi ký hợp đồng, Công ty Nam Phong đã nghiêm túc thực hiện hợp đồng thể hiện qua việc Công ty Nam Phong đã 2 lần (lần 1: ngày 08/05/2020; lần 2: ngày 11/05/2020) chuyển tiền đặt cọc cho bên A (Công ty Hoàng Hải) với tổng giá trị là: 6.540.000.000 đồng - Sáu tỷ năm trăm bốn mươi triệu Việt Nam đồng tại Phòng giao dịch Liễu Giai, thuộc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Theo thỏa thuận, ngày 02/06/2020, Công ty Hoàng Hải sẽ bàn giao cho Công ty Nam phong lô hàng đầu tiên với số lượng là 2.000 thùng (tương đương 5 triệu chiếc khẩu trang).

Khoản 5.1 Điều 5 Hợp đồng qui định:“Trước khi nhận hàng bên B phải kiểm định và tự chịu trách nhiệm về việc kiểm định hàng đó”, do đó, Công ty Nam Phong đã tiến hành lấy mẫu khẩu trang đi kiểm nghiệm. Đến ngày 18/05/2020 nhận được kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh Quốc gia cho thấy, chất lượng hàng hóa chỉ đạt 85,93% khả năng bảo vệ chống nhiễm khuẩn, không đúng tiêu chuẩn chất lượng như trong hợp đồng 205 hai bên đã ký kết (theo khoản 6.1.2 Điều 6 Hợp đồng 205 là: “Kết quả kiểm nghiệm khả năng bảo vệ chống nhiễn khuẩn 99,99%”). Như vậy, Công ty Hoàng Hải đã vi phạm cơ bản hợp đồng. Theo khoản 13. Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi)thì: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.

Ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm, bà Trần Kim Thu là nhân viên Công ty Nam Phong đã thông báo qua tin nhắn điện thoại cho bà Dương Thị Minh Lý thuộc Công ty Hoàng Hải và yêu cầu ngừng sản xuất. Việc thông báo đã được lưu giữ bằng phương tiện điện tử và lập vi bằng. Và theo qui định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi)thì những thông tin điện tử như vậy đều được coi là thông điệp dữ liệu, là chứng cứ chứng minh việc nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng của Công ty Nam Phong, chứng minh việc Công ty Nam Phong đã thông báo cho Công ty Hoàng Hải về chất lượng sản phẩm.

Kể từ khi thông báo kết quả kiểm nghiệm (ngày 18/05/2020) đến ngày 16/07/2020 (gần 2 tháng) Công ty Nam Phong không nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào của Công ty Hoàng Hải về việc xử lý vấn đề trên. Điều này thể hiện rõ sự không sẵn sàng, thiếu thiện chí thực hiện hợp đồng của Công ty Hoàng Hải. Công ty Hoàng Hải đã vi phạm khoản 10.1 Điều 10 Hợp đồng 205. Khoản 10.1 Điều 10 Hợp đồng 205 qui định: “Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết”.

Không thấy Công ty Hoàng Hải trả lời, ngày 16/07/2020, Công ty Nam Phong lại có công văn yêu cầu Công ty Hoàng Hải bố trí nhân sự và thời gian cùng Công ty Nam Phong đến Công ty KJ Vina lấy mẫu khẩu trang để đưa đi kiểm nghiệm lại một lần nữa (lần 2).

Tuy nhiên, đến ngày 20/07/2020, Công ty Hoàng Hải có Công văn phản hồi số 710/2020/HH yêu cầu Công ty Nam Phong đến nhận hàng như thỏa thuận và cảnh báo rằng Công ty Hoàng Hải sẽ “không chịu trách nhiệm trong trường hợp khẩu trang không đảm bảo chất lượng do sự chậm trễ nhận hàng của Công ty Nam Phong”. Đây thực sự là một yêu cầu, cảnh báo vô lý của Công ty Hoàng Hải “ép” Công ty Nam Phong phải nhận hàng hóa kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn. Điều đó nói lên sự thoái thác trách nhiệm thực hiện hợp đồng của Công ty Hoàng Hải, vì theo qui định tại khoản 6.1 Điều 6 Hợp đồng 205 thì: “Bên bán (Bên A) có nghĩa vụ giao hàng hóa … đúng chất lượng hàng hóa, được hai bên thỏa thuận tại Điều 1 và các điều khoản khác của Hợp đồng 205”.

Hơn nữa, theo thông tin về thời hạn sử dụng trên bao bì sản phẩn thì thời hạn sử dụng của khẩu trang KJ Mask là 3 năm kể từ ngày sản xuất (NSX:05/2020-HSD:05/2023). Có nghĩa là chất lượng khẩu trang không thay đổi trong thời hạn đó (3 năm). Trong trường hợp giao hàng, nhận hàng có chậm so với tiến độ thì bên giao hàng (Bên A) vẫn phải có trách nhiệm bảo quản, bảo đảm chất lượng số hàng đó cho đến khi giao hàng. Còn việc nhận hàng chậm so với tiến độ mà do lỗi của bên B thì đó là vi phạm việc thực hiện hợp đồng và bên A có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (nếu có). Việc vi phạm đó không liên quan gì đến chất lượng hàng hóa, vì thời điểm rủi ro chưa xảy ra- tức việc giao hàng giữa 2 bên chưa được thực hiện. Có nghĩa là trước khi bàn giao hàng hóa cho bên B, Công ty Hoàng hải vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa theo qui định tại khoản 2 Điều 40 Luật Thương mại năm 2005(sửa đổi): “…bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua…”

Và tại Công văn ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Công ty Hoàng Hải “Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng”gửi Công ty Nam Phong cho rằng, Công ty Nam Phong đã không thông báo kết quả kiểm nghiệm lần 1 cho Công ty Hoàng Hải về việc hàng kém chất lượng, mọi lý do của Công ty Nam Phong đưa ra đều nhằm “biện minh cho việc vi phạm nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng” của mình, vì, nếu có thông báo kết quả kiểm nghiệm cho Công ty Hoàng Hải thì sao ngày 22/05/2020 Công ty Nam Phong vẫn cùng Công ty Hoàng Hải tiếp tục ký kết Phụ lục hợp đồng số 1 nhằm sửa đổi, bổ sung Phụ lục hợp đồng ký ngày 08/05/2020. Với lý do đó, Công ty Hoàng Hải căn cứ Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 yêu cầu Công ty Nam Phong đến nhận hàng và thanh toán hợp đồng. Công ty Hoàng Hải không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, nếu Công ty Nam Phong chậm nhận hàng. Đồng thời yêu cầu Công ty Nam Phong phải nhận hàng trước ngày 30/07/2020, nếu không Công ty Hoàng Hải đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Lý do mà Công ty Hoàng Hải nêu ra không có cơ sở, vì việc ký kết Phụ lục hợp đồng nhằm tạo điều kiện để thực hiện hợp đồng được thuận lợi hơn, tốt hơn…, không liên quan gì tới việc thông báo hay không thông báo kết quả kiểm nghiệm. Những yêu cầu, đề nghị nêu tại công văn ngày 24/07/2020 của Công ty Hoàng Hải là phi lý khi buộc đối tác (Bên B) phải nhận hàng kém chất lượng và thể hiện sự thiếu thiện chí, bất cần, “cửa trên, khi có trong tay gần 7 tỉ tiền đặt cọc của Công ty Hoàng Hải”.

Mặc dù vậy, vào hồi 16g30’ ngày 29/07/2020, Công ty Hoàng Hải vẫn cử đại diện là bà Nguyễn Thị Thúy Mai (có Giấy ủy quyền số 03/UQ-HH của bà Trần Thị Hoàng Hoa - Giám đốc Công ty Hoàng Hải ký ngày 05/06/2020) cùng ông Nguyễn Anh Quân -Tổng Giám đốc Công ty Nam Phong bàn giao 3 thùng trong lô hàng 600 thùng khẩu trang y tế KJ Mask để lấy mẫu kiểm nghiệm (lần 2)và vào hồi 17g20’ ngày 29/07/2020, bà Lê Thị Lan Hương đại diện cho Công ty Hoàng Hải và bà Dương Thị Thanh Bình đại diện cho Công ty Nam Phong lấy mỗi thùng 1 hộp làm mẫu đưa đi kiểm nghiệm. Ngày 05/08/2020, Công ty Nam Phong đã liên hệ với bà Hương và thống nhất là sáng ngày 06/08/2020 hai bên sẽ cùng đi nhận kết quả kiểm nghiệm. Tuy nhiên, đến hẹn, Công ty Nam Phong không liên lạc được với bà Hương và Công ty Hoàng Hải cũng không có bất kỳ phản hồi nào. Do đó, cùng ngày Công ty Nam Phong có công văn gửi Công ty Hoàng Hải về việc ngày 07/08/2020 hai bên sẽ cùng đi nhận kết quả kiểm nghiệm, nếu Công ty Hoàng Hải không cử người đi cùng thì Công ty Nam Phong đi nhận một mình và không chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tuy nhiên, Công ty Hoàng Hải vẫn không có bất kỳ phản hồi nào. Điều này cũng thể hiện rõ sự không thiện chí thực hiện hợp đồng, không tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kiểm tra hàng hóa của Công ty Hoàng Hải hoặc Công ty Hoàng Hải đã biết trước là khẩu trang không đạt chất lượng? Hành vi trên của Công ty Hoàng Hải đã vi phạm khoản 1 Điều 44 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi): “Trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra”.

Ngày 07/08/2020, Công ty Hoàng Hải không cử người đi cùng nhận kết quả nên Công ty Nam Phong đi nhận một mình. Theo kết quả kiểm nghiệm số 19476/PKN-VKNQG và số 3420 của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Địa chỉ: Số 40 Phương mai, Đống Đa, Hà Nội.) cho thấy, khẩu trang không đạt chất lượng như qui định trong hợp đồng 205. Theo đó, về tiêu chí hiệu suất lọc vi khuẩn của khẩu trang chỉ đạt 93,11% thay vì 99% như yêu cầu trong hợp đồng 205; về tiêu chí trở lực hô hấp thì khẩu trang cũng không đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật như yêu cầu trong hợp đồng 205. Ngày 14/09/2020, Công ty Nam Phong đã thông báo kết quả kiểm nghiệm trên cho Công ty Hoàng Hải và nói rõ là đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Như vậy, Công ty Hoàng Hải đã “vi phạm cơ bản” hợp đồng đến mức làm cho Công ty Nam Phong không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, không mua được khẩu trang y tế đúng chất lượng. Công ty Hoàng Hải đã vi phạm khoản 1 Điều 34 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi): “Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, …” và điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi):1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: … c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua” (ở đây “mẫu hàng hóa” được hiểu là các qui định tại Điều 1 về tiêu chuẩn chất lượng khẩu trang trong Hợp đồng 205). Trong trường hợp này bên mua (Công ty Nam Phong) hoàn toàn có quyền từ chối nhận hàng (khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 “sửa đổi”: Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng…). Và đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo qui định tại khoản 2 Điều 310 hoặc Điều 312 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi)do Công ty Hoàng Hải đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Căn cứ Điều 311 hoặc 314, Công ty Nam Phong có quyền yêu cầu Công ty Hoàng Hải trả lại số tiền đặt cọc, có quyền phạt vi phạm hợp đồng và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của Công ty Hoàng Hải gây ra.

Để giải quyết việc thanh lý hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc, Công ty Nam Phong yêu cầu được gặp trực tiếp bà Trần Thị Hoàng Hoa để giải quyết (bà Hoa là Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty Hoàng Hải, vừa là người trực tiếp ký kết hợp đồng 205) nhưng bà Hoa không cho gặp. Công ty Hoàng Hải đùn đẩy trách nhiệm giải quyết lần lượt từ bà Dương Thị Minh Lý sang cho bà Nguyễn Thị Thúy Mai, rồi bà Lê Thị Lan Hương, mặc dù những người này không thế thay thế cho bà Hoa để xử lý tranh chấp hợp đồng.

Địa chỉ trụ sở chính của Công ty Hoàng Hải ở số nhà 62, ngõ 32  Mạc Thái Tổ, phường Yên Hòa, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính của Công ty Hoàng Hải ở số nhà 62, ngõ 32 Mạc Thái Tổ, phường Yên Hòa, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Do không gặp được bà Hoa, ngày 14/07/2020, Công ty Nam Phong đã cử nhân viên đến trụ sở chính của Công ty Hoàng Hải để trực tiêp làm việc (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hợp đồng thì địa chỉ trụ sở chính của Công ty Hoàng Hải ởsố nhà 62, ngõ 32 Mạc Thái Tổ, phường Yên Hòa, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, khi nhân viên của công ty đến nơi thì thấy không có Công ty Hoàng Hải nào tại địa chỉ này. Để làm rõ sự việc, phóng viên Doanhnghiephoinhap.vn đã điện thoại liên hệ với bà Trần Thị Hoàng Hoa, bà Nguyễn Thị Thúy Mai, bà Lê Lan Hương và đều nhận được câu trả lời: “Đã nghỉ việc ở Công ty Hoàng Hải và không biết công ty giờ ở đâu”. Như bài đăng kỳ trước, phóng viên “tìm kiến” trụ sở của Công ty Hoàng Hải qua nhiều địa chỉ nhưng không có kết quả.

Câu hỏi đặt ra, việc Công ty Hoàng Hải thay đổi địa chỉ, thay đổi người đại diện theo pháp luật thì cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuế có biết không? Địa chỉ chính của trụ sở của Công ty Hoàng Hải giờ ở đâu? Và nếu Công ty Hoàng Hải làm ăn nghiêm túc thì theo thông lệ, khi chuyển địa điểm trụ sở sao lại không thông báo cho các đối tác biết để liên hệ, để xử lý công việc có liên quan.

Luật sư Vũ Văn Mộc

Tin bài khác
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của VCCI

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 về việc thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM), và quyền tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa (REX) theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy và Thụy Sỹ, trước đó được ủy quyền cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Bộ Công an đề xuất tăng hình phạt đối với các tội danh liên quan đến ma túy

Bộ Công an đề xuất tăng hình phạt đối với các tội danh liên quan đến ma túy

Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất điều chỉnh tăng mức phạt tù đối với nhiều tội danh liên quan đến ma túy.
Rà soát, chấn chỉnh kiểm định viên, hoạt động kiểm định xe cơ giới

Rà soát, chấn chỉnh kiểm định viên, hoạt động kiểm định xe cơ giới

Theo Cục Đăng kiểm, thời gian qua đã xuất hiện nhiều phản ánh không hay về thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, sách nhiễu người dân, từ chối kiểm định xe quá khổ, quá tải mà không căn cứ vào quy định.
Phú Thọ: Triệt phá đường dây ma túy "khủng", bắt giữ 73 đối tượng

Phú Thọ: Triệt phá đường dây ma túy "khủng", bắt giữ 73 đối tượng

Sau hơn 10 tháng kiên trì điều tra với tinh thần chủ động, mưu trí, dũng cảm, Công an tỉnh Phú Thọ đã lập nên chiến công đặc biệt xuất sắc khi triệt phá thành công chuyên án ma túy xuyên quốc gia lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi làm thêm giờ

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi làm thêm giờ

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động, người lao động làm thêm giờ được trả công với mức cao hơn so với lương làm việc vào giờ hành chính thông thường. Vậy có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Phạt Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo hơn 100 triệu đồng vì quảng cáo sai

Phạt Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo hơn 100 triệu đồng vì quảng cáo sai

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã trực tiếp làm việc với BTV Quang Minh và MC Vân Hugo về các nội dung quảng cáo sai về sản phẩm sữa.
Kiểm soát, ngăn chặn việc bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Kiểm soát, ngăn chặn việc bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đặt mục tiêu thiết lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh dược, đặc biệt là việc bán thuốc qua hình thức thương mại điện tử.
Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vợ chồng Trương Mỹ Lan được giảm án

Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vợ chồng Trương Mỹ Lan được giảm án

Ngày 21/4, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị các Sở Y tế, các Chi cục an toàn thực phẩm tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề xuất quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”

Đề xuất quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Bộ Y tế: Khẩn trương kiểm tra thực phẩm chức năng, sữa bán tại bệnh viện, phòng khám

Bộ Y tế: Khẩn trương kiểm tra thực phẩm chức năng, sữa bán tại bệnh viện, phòng khám

Động thái này của Bộ Y tế xuất phát từ thực tế đáng báo động về việc lạm dụng kê đơn và giới thiệu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Bộ Y tế công bố danh sách thuốc giả, yêu cầu ngừng kinh doanh và sử dụng

Bộ Y tế công bố danh sách thuốc giả, yêu cầu ngừng kinh doanh và sử dụng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gửi công văn đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và ngành Y tế, yêu cầu khẩn trương thông báo tới các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc về việc ngừng kinh doanh, buôn bán và sử dụng một số loại thuốc giả vừa bị Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện.
Nghị định số 87/2025/NĐ-CP: 30.000 doanh nghiệp, hộ dân được giảm tiền thuê đất

Nghị định số 87/2025/NĐ-CP: 30.000 doanh nghiệp, hộ dân được giảm tiền thuê đất

Ngày 11/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2025/NĐ-CP, quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp sẽ được giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.
Tăng cường giải pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường giải pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH liên quan đến hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.