Công bố lệnh của Chủ tịch nước về các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3

13:33 05/07/2022

Sáng 05/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 05 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Toàn cảnh họp báo

Toàn cảnh họp báo.

Dự họp báo có: Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang; Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn. Cùng dự họp báo còn có đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành; các cơ quan thông tấn, báo chí; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Chủ tịch nước.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tại họp báo, thừa lệnh Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Cảnh sát cơ động, Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là những luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3.

Quy định rõ các biện pháp công tác của cảnh sát cơ động

Giới thiệu về Luật Cảnh sát cơ động, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, Luật gồm 5 Chương, 33 Điều, trong đó dành riêng 13 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng hóa đặc biệt; tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin.

Giới thiệu về Luật Cảnh sát cơ động, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết Luật gồm 5 Chương, 33 Điều, trong đó dành riêng 13 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động

Giới thiệu về Luật Cảnh sát cơ động, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, Luật gồm 5 Chương, 33 Điều, trong đó dành riêng 13 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động.

Luật quy định các biện pháp công tác của cảnh sát cơ động. sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, hệ thống tổ chức của cảnh sát cơ động. Nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động; trách nhiệm của Tư lệnh cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh; điều động cảnh sát cơ động thực hiện và phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, để triển khai Luật, Chính phủ cần ban hành 01 Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Cảnh sát cơ động, Bộ Công an trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình ban hành các Thông tư quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật, tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động cũng như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho Nhân dân hiểu và thực hiện đúng quy định của Luật Cảnh sát cơ động.

Bãi bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 gồm 7 Chương, 157 Điều, đã sửa đổi, bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vô hiệu, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bãi bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện, thời điểm phát sinh trách nhiệm của hợp đồng… để bảo đảm thống nhất với Bộ luật Dân sự, dễ áp dụng trên thực tế. Phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm; quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin.

Nhà báo, phóng viên, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí dự họp báo

Nhà báo, phóng viên, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí dự họp báo.

Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, Luật lần này đã có các sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan. Ví dụ như về hợp đồng bảo hiểm, Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vô hiệu, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bãi bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện, thời điểm phát sinh trách nhiệm của hợp đồng... để đảm bảo thống nhất với Bộ luật dân sự, dễ áp dụng trên thực tế. Đồng thời, phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm, quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm; nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin. Bổ sung các quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; quyền thỏa thuận giao kết nhiều loại hợp đồng bảo hiểm; bổ sung thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ,... để bảo đảm quyền tự thỏa thuận giữa các bên trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 gồm 8 Chương, 96 Điều, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống danh hiệu thi đua; hoàn thiện hệ thống hình thức khen thưởng; hoàn thiện chế định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua; cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng.

Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang cho biết, với các chính sách đột phá, Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước

Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang cho biết, với các chính sách đột phá, Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước.

Cụ thể, Luật kế thừa đầy đủ những ưu điểm của luật hiện hành, bảo đảm bao quát hết các lĩnh vực, đối tượng ở cả khu vực công và khu vực tư; đồng thời thực hiện phân cấp mạnh về thẩm quyền khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho các bộ, ban, ngành, địa phương, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cấp cơ sở, góp phần giải quyết hạn chế, tồn tại trong công tác thi đua khen thưởng và bảo đảm phát hiện kịp thời, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thi đua khen thưởng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang cũng cho biết, với các chính sách đột phá nêu trên, Luật kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này. Đảm bảo thi đua khen thưởng đi vào thực chất, thực sự là động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng bộ, ban ngành, địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả

Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết Luật tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn, đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, Luật tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn, đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết Luật tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn, bao gồm, đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan. Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp; bảo đảm mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bảo đảm thi hành đầy đủ, nghiêm túc cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, sau khi Luật được thông qua và công bố theo Lệnh của Chủ tịch nước, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với một số bộ, ngành hữu quan để triển khai các hoạt động cụ thể về phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật. Theo đó, thực hiện tuyên truyền Luật này qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội thảo, tọa đàm đến các nhóm chủ thể liên quan như cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội, doanh nghiệp…

Đồng thời, Bộ cũng thực hiện đầy đủ các thủ tục để xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo kế hoạch, trước mắt là việc sửa đổi một số Nghị định của Chính phủ như Nghị định số 103/2006/NĐ-CP về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP về quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ….

Theo: Hồ Hương- Minh Hùng (https://quochoi.vn)