Chủ nhật 13/07/2025 19:57
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Còn nhiều dư địa phi tài chính có thể huy động cho phục hồi kinh tế

06/11/2021 11:19
Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang trình các cơ quan chức năng chương trình khôi phục kinh tế, trong đó có đề xuất về gói phục hồi kinh tế. Kinh nghiệm các nước khi thiết kế các gói phục hồi kinh tế là dựa chủ yếu vào chính sách tài khóa, tiền tệ để kích thíc

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia, cho rằng, vẫn có thể dùng được công cụ chính sách tài khoá để hỗ trợ doanh nghiệp.

Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, quy mô nợ công năm 2021 ước khoảng 43,6% GDP, thấp hơn nhiều ngưỡng cảnh báo (55% GDP). Quy mô dự trữ ngoại hối đạt gần 100 tỷ USD. Trong khi đó, lãi suất cho vay trong nước và quốc tế đang ở mức thấp, nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế khá dồi dào.

Việc huy động nguồn lực từ tài khoá có thể khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên, nhưng theo ông Lực, vẫn trong tầm kiểm soát và thấp hơn các nước trong khu vực. Trong khi đó, Việt Nam có cơ hội tăng vay nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, hoặc vay quốc tế với lãi suất thấp.

"Các tổ chức quốc tế như IMF, WB hay ADB sẵn sàng cho chúng ta vay với lãi suất thấp, dưới 1%. Trong bối cảnh tỷ giá ổn định, vay nợ nước ngoài thì khá khả thi", ông Lực cho biết.

Trước câu hỏi "nguồn lực của Việt Nam có đủ" cho gói chính sách, thậm chí với quy mô tới 800.000 tỷ, ông Nguyễn Đức Kiên trả lời rằng, "nói theo cách nào cũng có thể đủ". Nếu so với trần nợ công, nợ chính phủ, khả năng trả nợ của nền kinh tế, Việt Nam vẫn còn dư địa, nguồn lực để huy động. Nhưng nếu nói đến hiệu quả trả nợ như thế nào, phải quay về bài toán hiệu quả trả nợ từ trực tiếp của dự án công trình đầu tư và khả năng lan tỏa của chính sách.

Ông phân tích, bản chất là nhà nước đầu tư với tính chất không nhằm lợi nhuận, để hỗ trợ doanh nghiệp. Vì vậy, nên đặt vấn đề theo hướng, phần hoàn vốn phải lấy từ lợi ích mà các doanh nghiệp khác được hưởng lợi từ dự án Chính phủ.

Lấy ví dụ một dự án PPP một tuyến đường cao tốc, ông Kiên cho biết, nếu chỉ trông chờ hoàn vốn từ thu phí con đường, nhà nước sẽ phải mất 15-20 năm. Nhưng nếu đặt vấn đề đây là dự án hỗ trợ, nhà nước cùng đầu tư, khi giao thông thuận tiện, tiền thuế sẽ tăng lên nhờ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hưởng lợi. Nhà nước có thể trích một phần thuế từ đó bù vào vốn bỏ ra ban đầu.

"Như vậy sau khi hết chu kỳ đầu tư dự án PPP, chúng ta vừa có con đường, vừa giúp cho doanh nghiệp, vừa thu hồi được vốn để tái đầu tư chỗ khác", ông nói.

Trong một bản dự thảo cuối tháng 10 về chương trình phục hồi kinh tế, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng thừa nhận, việc huy động tổng thể các nguồn lực (tài chính, phi tài chính...) có thể khiến nợ công tăng lên. Song bù lại, tăng trưởng kinh tế 5 năm tới dự báo đạt khoảng 6,4-6,8% một năm, cao hơn khoảng một điểm % so với kịch bản không thực hiện và đạt mục tiêu đề ra (6,5-7% một năm). GDP Việt Nam năm 2020, sau khi đánh giá lại, theo Tổng cục Thống kê, đạt khoảng 343 tỷ USD (khoảng hơn 7,8 triệu tỷ đồng).

Với chính sách tiền tệ dư địa còn lại không nhiều, dù mặt bằng lãi suất thấp vẫn có thể giúp các nhà hoạch định chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Dù vậy vẫn có thể thiết kế gói hỗ trợ lãi suất từ chính tài khoá.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tuần trước cho biết, cơ quan này tham mưu với Thủ tướng gói hỗ trợ cấp bù lãi suất để cho doanh nghiệp, dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm vay lãi suất 2-3% một năm. Việc này theo ông sẽ kích cầu nền kinh tế rất nhanh, gỡ khó cho doanh nghiệp.

Năm 2009 cũng từng có một gói cấp bù lãi suất để kích cầu kinh tế với quy mô khoảng 17.000 tỷ đồng, cho vay các dự án, công trình đầu tư với lãi suất 4% một năm. Ở thời điểm đó, do cách làm phức tạp, phát sinh chi phí, trùng lặp đối tượng... nên để lại một số hệ luỵ như tín dụng tăng nhanh, lạm phát cao và khâu quyết toán kéo dài.

Tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng nặng sau 2 năm Covid-19
Tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng nặng sau 2 năm Covid-19.

Bình luận về gói hỗ trợ lãi suất lần này, ông Cấn Văn Lực lưu ý 5 điều kiện để không "đi vào vết xe đổ" của gói năm 2009.

Trước tiên, là cần có cơ chế cho phép cho vay với cả doanh nghiệp không thể chứng minh khả năng tài chính (có thể do bị thua lỗ) nhưng có triển vọng phục hồi và có thể thiếu tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, tiền hỗ trợ từ ngân sách phải xác định rõ lấy từ nguồn nào. Thời hạn hỗ trợ nên tối đa là một năm vì ngân sách cũng có hạn.

Chuyên gia cũng đề nghị lần này hỗ trợ lãi suất phải có trọng tâm, trọng điểm và hướng tới một số đối tượng, địa bàn chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19. Ngoài ra, điều kiện "chốt" là việc kiểm toán sau khi kết thúc gói hỗ trợ cần chấp nhận mức độ sai sót nhất định và chỉ nên kiểm toán đại diện mẫu thay vì yêu cầu kiểm toán tất cả các khoản vay như năm 2009.

Nguồn tiền khác từng được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đề cập là huy động tiền nhàn rỗi trong dân thông qua phát hành công trái ngoại tệ. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Tài chính cho biết sẽ phát hành thêm trái phiếu Chính phủ ngắn hạn, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng, sau đó quay vòng vốn đảm bảo cho kinh tế phát triển.

"Gói kích cầu năm 2022-2023 có thể làm tăng bội chi, nhưng đến năm 2024 thì giảm bội chi. Mức bội chi 5 năm vẫn đạt chỉ tiêu được giao", Bộ trưởng Phớc giải thích khi thảo luận ở tổ cùng các đại biểu Quốc hội ngày 29/10.

Tuy nhiên, ông Cấn Văn Lực cho rằng cần rất cân nhắc việc phát hành công trái ngoại tệ. Ông phân tích, công trái nếu lãi suất thấp và thời gian dài sẽ khó thu hút người dân, khi các kênh đầu tư hấp dẫn khác như bất động sản, chứng khoán... tăng tốt. Chưa kể, phát hành công trái ngoại tệ có thể gây áp lực lên tỷ giá, vĩ mô. Nguồn lực đồng ngoại tệ (USD) trong dân hiện phần nhiều đã được chuyển hoá vào kinh doanh, các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản, chứ không còn găm giữ nhiều như hồi năm 2013-2014.

Một nguồn lực khác ngoài tài khoá, tiền tệ là dư địa từ nguồn lực phi tài chính mà theo các chuyên gia, nếu huy động tốt sẽ đóng góp không nhỏ. Cách để huy động nguồn lực này là cải cách mạnh mẽ thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là tháo gỡ vướng mắc để các dự án đầu tư đang bị chậm tiến độ được giải toả.

Ông Lực ví dụ, hơn 2.000 dự án bất động sản đang chậm triển khai, nếu tháo gỡ được nút thắt để số này tiếp tục thực hiện, Nhà nước sẽ thu được nguồn lực từ cho thuê đất, còn doanh nghiệp có việc làm cho lao động, người dân có thu nhập...

Cùng quan điểm, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam Lê Duy Bình cho rằng ngoài việc vay thêm nợ, vẫn còn nhiều nguồn lực có thể tính toán. Ông Bình nhắc tới vốn đầu tư công hiện giải ngân rất chậm, và nếu giải ngân hết sẽ là nguồn vốn mồi cho đầu tư xã hội, kích thích tăng trưởng, tạo sự lan toả kích cầu sản xuất, tiêu dùng.

Trong các động lực tăng trưởng giai đoạn tới là kinh tế ổn định, dịch chuyển chuỗi cung ứng, lãi suất thấp, đầu tư công..., ông lưu ý "sự phụ thuộc cực lớn" vào chính sách kích cầu, đầu tư công vào hạ tầng của Chính phủ. Cùng đó là sự hỗ trợ để khối doanh nghiệp tư nhân phát triển bứt tốc nhanh, mạnh và bền vững.

"Tận dụng hết những dư địa đang có thì mới tính tới khơi thông nguồn lực khác hoặc đi vay để phục hồi kinh tế. Một đồng tiền chi ra từ ngân sách Nhà nước để kích cầu phải được sử dụng hiệu quả, nếu không sẽ để lại gánh nặng lớn về nợ sau này", ông Bình nói.

Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp hồi sức sau dịch, nhà chức trách có thể tận dụng nguồn tiền từ khoản tiết kiệm chi thường xuyên, hay khoản tăng thu, tiết kiệm chi từ ngân sách trung ương (nếu có) và tính toán sử dụng một phần các quỹ đầu tư ngoài ngân sách, như quỹ bảo trì đường bộ, quỹ bảo vệ môi trường...

"Thể chế, thủ tục hành chính còn rất nhiều dư địa cải cách. Khơi thông, sử dụng những nguồn lực này sẽ tránh được lãng phí, người dân được lợi, nhà nước có khả năng thu được thuế", ông Cấn Văn Lực bình luận.

PV

Bài liên quan
Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.