Cơ hội trị giá hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc để lọt vào bảng xếp hạng hàng đầu toàn cầu về chất bán dẫn

10:12 13/09/2021

Các công ty lớn mạnh về chất bán dẫn của Trung Quốc là Huawei và SMIC đều cạnh tranh khốc liệt trên thế giới nhưng lại không lọt vào top 15 toàn cầu về doanh số chất bán dẫn.

Trung Quốc là nước tiêu thụ chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới

Trung Quốc là nước tiêu thụ chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới. Nguồn: GETTY IMAGES.

Hiện đang có hàng ngàn câu hỏi được đặt ra là vì sao giới chức trách Trung Quốc lại làm hại các ngôi sao trong ngành công nghệ của chính họ chẳng hạn như gã khổng lồ công nghệ tài chính Ant Financial, phần mềm gọi xe Didi Chuxing và Tạp đoàn giáo dục hàng đầu TAL, bằng một loạt các quy định và điều luật mới. Chủ tịch Tập Cận Bình đang phất cờ đỏ trước tài năng công nghệ của Trung Quốc: Hãy chuyển sự chú ý khỏi các nền tảng công nghệ tiêu dùng phổ biến như các khoản vay trực tuyến, mô hình xe công nghệ, gia sư và những thứ tương tự. Hãy tập trung vào các ngành công nghệ cốt lõi về mặt chiến lược, điển hình như chất bán dẫn. Mục tiêu của ông Tập để đạt được khả năng tự cung cấp tại quốc gia ít nhất 70% trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng vào năm 2025 đã bị lu mờ bởi sự yếu kém của Trung Quốc trong chiến lược nhất là trong tất cả các ngành công nghệ này.  

Intel 4004 - bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới (Nguồn: GETTY IMAGES).
Intel 4004 - bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới (Nguồn: GETTY IMAGES)..

Nhắc lại một chút về lịch sử. Năm mươi năm trước vào tháng 11 này, Intel của Mỹ đã đặt nền móng cho kỷ nguyên kỹ thuật số với 4004, bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới. Dự án bắt đầu vào năm 1969 với tư cách là đối tác với Busicom của Nhật Bản, công ty đã đàm phán độc quyền cho sản phẩm  4004 trong máy tính.

Trung Quốc thực sự là một nước có nhu cầu về chất bán dẫn. Đây là nước tiêu thụ chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ một chút và sẽ sớm bắt kịp. Nhưng Trung Quốc lại đi sau Mỹ một quãng xa khi nói đến việc chế tạo bộ vi xử lý tiên tiến, cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ các máy chủ khổng lồ đến 5 tỷ điện thoại di động trên thế giới. Cho đến nay, vai trò chính của Trung Quốc trong thế giới bán dẫn chủ yếu chỉ dừng ở mức độ là nhà lắp ráp và đóng gói.

Sự thiếu vắng của một công ty có trụ sở tại Trung Quốc trong hàng ngũ bán dẫn toàn cầu hàng đầu là một lỗ đen chiến lược đối với chính quyền nước này. Trong số 15 công ty bán dẫn hàng đầu thế giới theo doanh số, 8 công ty ở Hoa Kỳ, 2 công ty đều ở Châu Âu, Hàn Quốc và Đài Loan, Nhật Bản với 1 công ty. Vì chất bán dẫn là sản phẩm được giao dịch nhiều thứ tư trên thế giới (tính theo giá trị), sau dầu thô, dầu tinh luyện và ô tô, nên thật khó hiểu tại sao Trung Quốc vẫn chưa lọt vào top 15.

Các công ty lớn mạnh về chất bán dẫn của Trung Quốc là Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến chuyên về thiết kế và SMIC trụ sở tại Thượng Hải chuyên về sản xuất theo hợp đồng. Cả hai đều cạnh tranh khốc liệt trên thế giới nhưng lại không lọt vào top 15 toàn cầu về doanh số chất bán dẫn. Tất nhiên, Huawei, giống như Apple, thu được phần lớn doanh thu chủ yếu từ điện thoại di động chứ không phải chip. Huawei là một công ty đẳng cấp thế giới, nhưng khả năng thâm nhập vào các thị trường chiếm lớn trên toàn cầu đã bị hạn chế bởi chính sách từ chính quyền Trump.

Biển hiệu của Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn tại trụ sở chính của công ty ở Thượng Hải, Trung Quốc (Nguồn: BLOOMBERG).
SMIC có trụ sở chính ở Thượng Hải, Trung Quốc (Nguồn: BLOOMBERG).

SMIC cũng là kẻ tụt hậu của Trung Quốc trong cuộc chạy đua giành độc lập về công nghệ cốt lõi. Tính đến năm 2020, thị phần sản xuất chip theo hợp đồng trên toàn cầu của SMIC chỉ dừng ở con số 4%, so với 18% của Samsung và 50% của TSMC (đối với sản xuất chip tiên tiến thậm chí còn chiếm ưu thế hơn ở mức 80%). Hầu hết các nhà phân tích cho rằng SMIC đi sau công nghệ của TSMC từ ba đến bốn năm. Khoảng cách này đã buộc SMIC phải cạnh tranh nhiều hơn trên bình diện hàng hóa như điện thoại, thiết bị gia dụng, ô tô giá rẻ,...Điều gì có thể đưa SMIC vào đội ngũ hàng đầu? Nói một cách ngắn gọn thì chính là Huawei. Gã khổng lồ công nghệ tại Thâm Quyến cần một đối tác nhà máy hàng đầu kể từ khi hành động của Trump vào năm 2020 đã hạn chế Samsung và TSMC cung cấp đầy đủ cho Huawei.

Trung Quốc cũng sẽ phải phát triển một ngành kinh doanh thiết bị sản xuất chip đẳng cấp thế giới. Điều này không phải là đơn giản. Việc gắn các bóng bán dẫn lên silicon ở quy mô 5 nanomet là một công nghệ vô cùng phức tạp. Rất ít công ty thiết bị làm được.

Khoản đầu tư cần thiết để đạt được ước mơ độc lập về công nghệ cốt lõi của ông Tập, chỉ trong chất bán dẫn, ước tính trị giá từ 1 nghìn tỷ USD đến 3 nghìn tỷ USD. Nhưng đạt được mục tiêu đó sẽ không phải chỉ là tiền. Điều này cần vào sự tham gia của các nhà khoa học, kỹ sư, nhà tư duy táo bạo và những người có tài năng sáng tạo, cùng với những thử nghiệm và sáng tạo cần thiết để biến điều đó thành hiện thực. Trong khi đó, Intel, Samsung, TSMC và các hãng khác cũng không ngồi yên và họ đang ngày càng gia tăng hoạt động của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lính vực chất bán dẫn,  

Bảo Bảo (Theo Forbes)