Thứ hai 07/10/2024 02:21
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cơ hội cho du lịch Việt Nam 'tái xuất' trên thị trường quốc tế?

12/10/2020 00:00
Nếu Việt Nam tiếp tục làm tốt phòng chống dịch như vừa qua, có thể ngành du lịch sẽ dần mở cửa đón khách quốc tế từ quí 3 tới.
aa
Cơ hội cho du lịch Việt Nam 'tái xuất' trên thị trường quốc tế?
Trong 5 năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số mỗi năm. Đồ họa: Đào Loan

"Ghi điểm" nhờ chống dịch thành công

Vài ngày trước, bản tin buổi sáng của kênh 7News (Úc) đã ca ngợi thành tích chống Covid-19 của Việt Nam. Kênh truyền hình này cho rằng, Việt Nam đang dẫn đầu trong cách ngăn chặn bệnh dịch, bảo vệ người dân.

Nhờ chính phủ và người dân thực hiện hàng loạt biện pháp quyết liệt để chống dịch nên cho đến nay, dù dân số lên đến gần 100 triệu người, lại sát với nơi xuất phát dịch là Trung Quốc nhưng cả nước chỉ có hơn 300 ca nhiễm, không có trường hợp tử vong.

Nhiều tạp chí, hãng thông tấn quốc tế khác như FAZ (Đức), Nation (Mỹ), Lenta.ru (Nga), Liberation, Ouest-France, Le Point (Pháp)... cũng có nhiều bài viết tích cực về công cuộc chống dịch của Việt Nam.

Theo nhiều doanh nghiệp, đây là lợi thế rất lớn cho du lịch khi đón khách quốc tế trở lại sau dịch. Đất nước đã lan truyền được hình ảnh tích cực ra thế giới, hỗ trợ tốt du khách trong dịch bệnh nên nhiều người sẽ biết đến điểm đến hơn, có thêm cảm tình và cũng sẽ an tâm hơn khi đến Việt Nam.

Theo bà Trần Thị Thanh Tâm, người điều hành chuỗi Chez Mimosa tại TPHCM, hình ảnh đất nước đến với du khách từ những cá nhân trong cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam đang rất tốt.

Trong các nhóm người nước ngoài sống tại Việt Nam và trên LinkedIn, có rất nhiều người hỏi lúc nào có thể quay lại Việt Nam vì thấy đã hết giãn cách xã hội.

"Điểm đến đã có lợi thế về cảnh quan đẹp, văn hóa đa dạng nay lại nổi tiếng bởi chống dịch dịch hiệu quả thì du lịch sẽ phục hồi nhanh hơn dự tính", bà nói. Trước đó, doanh nhân này từng lo lắng, Covid-19 kéo dài sẽ làm du lịch mất rất nhiều thời gian để hồi phục.

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Giám đốc Indochina Unique Tourist cũng cho rằng, công cuộc chống dịch hiệu quả an toàn, làm thế giới ngạc nhiên và ca ngợi là yếu tố rất quan trọng làm đà quảng bá thương hiệu quốc gia cũng như thương hiệu du lịch Việt Nam.

"Du lịch sẽ được có thuận lợi lớn để khởi động lại nhờ yếu tố tích cực này", ông nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngành du lịch còn có hai lợi thế lớn khác là giá và kinh nghiệm phục vụ tốt hơn sau Covid-19. Nhiều doanh nghiệp, địa phương hiện đang hợp tác để thực hiện kích cầu nội địa và cho biết sẽ tiếp tục, thậm chí có chính sách tốt hơn khi thị trường quốc tế mở cửa trở lại.

Kinh nghiệm phục vụ khách nội địa an toàn trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn như hiện nay cũng sẽ giúp các nhà điều hành dịch vụ có thêm kinh nghiệm để phục vụ cho khách quốc tế tốt hơn sau này.

Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure (Mỹ) cũng đưa ra danh sách 17 điểm đến lý tưởng mà du khách nên đến sau Covid-19. Trong đó, Việt Nam cùng với Philippines là hai điểm đến châu Á có tên trong danh sách này nhờ lợi thế về cảnh quan, giá cả và những bãi biển tuyệt đẹp.

Cơ hội cho du lịch Việt Nam 'tái xuất' trên thị trường quốc tế?
Khách du lịch nước ngoài ở Phú Quốc. Ảnh: Đào Loan

Cần chuẩn bị ngay từ bây giờ

Cơ quan quản lý du lịch đang tính đến các kế hoạch mở cửa thị trường quốc tế, kỳ vọng nếu tình hình dịch bệnh yên ổn hơn, thì có thể mở dần các thị trường từ tháng 9 tới.

Theo nhiều doanh nghiệp, các kế hoạch phục hồi cần chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi chính thức mở cửa.

Như đã tính toán từ trước, những thị trường gần, trong đó có các thị trường nguồn như Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ có khả năng phục hồi sớm hơn. Trong khí đó, các thị trường xa cần nhiều thời gian hơn, có thể đến năm sau mới có những chuyển động đáng kể.

Ông Nguyễn Sơn Thủy của Indochina Unique Tourist, cho biết ở thị trường Đông Nam Á, nhiều đối tác đang đợi chính phủ cho phép đi lại trở lại là đưa khách vào ngay, có thể trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới.

"Chỉ cần điều kiện đi lại được nới lỏng là khách sẽ vào nhiều, giống như lò xo bị nén lại, khi tháo ra sẽ bung ra mạnh mẽ", ông nói.

Cũng theo ông, sau đại dịch chắc chắn xu hướng tiêu dùng, hành vi của người du lịch sẽ có thay đổi. Vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ nên bổ sung các yếu tố an toàn vệ sinh... vào quy trình tiếp đón để phòng dịch bệnh quay lại và tạo tâm lý an toàn cho du khách.

Một doanh nghiệp khác (không muốn nêu tên) cho rằng, với các thị trường như châu Âu hay Úc, tuy cần nhiều thời gian hơn để phục hồi nhưng cần chuẩn bị ngay từ bây giờ. Hiện tại, du khách chưa thể khởi hành nhưng nếu điểm đến có các chương trình ưu đãi hấp dẫn vào cuối 2020 nay hay xa nữa thì khách có thể lên kế hoạch.

Bà cho biết, công ty đang làm việc với các đối tác bên Úc để phát động thị trường sau dịch. Trong đó, giá phòng có thể giảm từ 20-30%; nhiều dịch vụ khác, trước đây không được giảm giá thì sắp tới sẽ được miễn phí...

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Mũi Né Bay Resort ở Phan Thiết cũng cho rằng cần phải chuẩn bị sớm, chi tiết cho các chương trình phục hồi. Yếu tố về an toàn, khả năng chống dịch... có thể dùng làm điểm nhấn để tuyên truyền còn sự hấp dẫn về dịch vụ, giá cả sẽ giúp thu hút khách quyết định mua dịch vụ.

"Đối tác từ châu Âu hiện vẫn chưa thể báo thời gian đưa khách đến nhưng đã làm việc về các chương trình cho khách quay lại. Trong đó, vấn đề giá cả rất quan trọng. Để trở lại sau dịch, du lịch phải có giá tốt hơn", ông nói.

Hội đồng Tư vấn Du lịch cũng cho rằng, khi các nước trên thế giới khống chế được Covid-19 thì ngành du lịch nên dần mở cửa với từng nước. Chính phủ nên phục hồi các chính sách miễn thị thực, vốn đã phải tạm ngưng trong dịch bệnh để thu hút du khách quốc tế.

Thêm vào đó, chính phủ nên miễn, kéo dài thời gian miễn thị thực lên 30 ngày thay vì 15 ngày cho các thị trường ổn định và có tiềm năng như châu Âu, Úc, New Zealand, Canada.

Đào Loan

Tin bài khác
Bình Dương nỗ lực khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế

Bình Dương nỗ lực khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế

Hoạt động sản xuất công nghiệp của Bình Dương 9 tháng qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực, với sự phục hồi đáng kể của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Doanh nghiệp kinh doanh tích cực, lương bình quân của người lao động tăng

Doanh nghiệp kinh doanh tích cực, lương bình quân của người lao động tăng

So với quý trước và cùng kỳ năm trước, mức lương bình quân tháng của người lao động quý III/2024 tăng lên ở 2 khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
Hà Tĩnh: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng khá

Hà Tĩnh: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng khá

Số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đạt hơn 40.801 tỷ đồng, hoàn thành 85% kế hoạch năm.
Thấy gì từ những con số "biết nói" của Tổng cục Thống kê?

Thấy gì từ những con số "biết nói" của Tổng cục Thống kê?

Từ những đánh giá số liệu, Tổng cục Thống kê đã đề xuất 6 giải pháp trọng tâm, được coi là những trụ cột vững chắc cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng

Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng

Ngày 05/10, tại Hải Phòng diễn ra Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với các doanh nghiệp FDI với chủ đề: “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu”.