Thứ hai 16/09/2024 23:01
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Cơ cấu vốn FDI chưa phù hợp theo định hướng phát triển nông nghiệp

10/04/2024 15:57
Theo các chuyên gia, cơ cấu vốn FDI hiện tại chưa phản ánh đúng định hướng phát triển của các lĩnh vực trong nông nghiệp. Các lĩnh vực như trồng lúa và xuất khẩu gạo, chế biến thủy sản, chế biến nông sản, thực phẩm... vẫn chưa thu hút được nhiều FDI.
aa

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực, tạo ra cơ hội việc làm cho người nông dân, đồng thời đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và đóng góp tích cực vào xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ cấu vốn FDI hiện tại chưa phản ánh đúng định hướng phát triển của các lĩnh vực trong nông nghiệp. Đầu tư FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gỗ, chăn nuôi, thu mua và xuất khẩu cà phê, hồ tiêu... Trong khi đó, các lĩnh vực như trồng lúa và xuất khẩu gạo, chế biến thủy sản, chế biến nông sản, thực phẩm... vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI.

Cơ cấu vốn FDI chưa phù hợp theo định hướng phát triển nông nghiệp
Cơ cấu vốn FDI chưa phù hợp theo định hướng phát triển nông nghiệp.

Theo Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn 2020 tới tháng 9/2023”, vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ đã tăng trở lại. Trong ba quý đầu năm 2023, số dự án mới đăng ký đầu tư vào ngành chế biến gỗ đã tăng và số vốn góp mới cũng tăng đáng kể so với cả năm 2022. Cụ thể, có 33 dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ, với tổng vốn đầu tư 217,56 triệu USD. Trong đó, các dự án tập trung vào chế biến gỗ chiếm tỷ lệ lớn.

Đối với ngành chăn nuôi, ba năm gần đây (2021-2023) là giai đoạn thu hút FDI mạnh mẽ. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, với 81 dự án tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thức ăn, chăn nuôi heo, gà, bò, chế biến thịt...

Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào chăn nuôi thường là các thương hiệu toàn cầu, họ không chỉ phát triển một ngành mà là cả một hệ sinh thái ngành chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi, chế biến sản phẩm. Các tập đoàn như C.P, Japfa, New Hope, Emivest, De Heus, IFC... đều có mặt trong thị trường này.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp FDI trong chăn nuôi chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp, nhưng với quy mô lớn, các doanh nghiệp này vẫn chiếm tỷ lệ lớn về sản lượng sản phẩm. Điều này góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, từ đó tăng cường xuất khẩu và phát triển ngành này.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son