Thứ tư 30/04/2025 00:41
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Chuẩn bị phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho 150 doanh nghiệp lớn

25/03/2025 10:18
Dự kiến có khoảng 150 doanh nghiệp được phân bổ hạn ngạch khí nhà kính trong giai đoạn đầu, chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước.
Bài liên quan
Hơn 2.100 doanh nghiệp sắp phải kiểm kê khí nhà kính
Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Sáng 24/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp quan trọng nhằm thảo luận và góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về kiểm soát khí thải nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực hiện các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên.

Các quy định trong dự thảo tập trung vào việc tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính, thẩm định kết quả kiểm kê, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính; giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp trong công tác thẩm định kết quả kiểm kê, giảm nhẹ phát thải và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải. Theo dự thảo, các bộ quản lý lĩnh vực sẽ có trách nhiệm đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hàng năm cho từng cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình. Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tổng hợp các đề xuất này và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo từng giai đoạn và hàng năm, sau đó tổ chức phân bổ cụ thể cho các cơ sở.

Chuẩn bị phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho 150 doanh nghiệp lớn
Chuẩn bị phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho 150 doanh nghiệp lớn.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 (2025-2026), Giai đoạn 2 (2027-2028) và Giai đoạn 3 (2029-2030). Trong giai đoạn đầu tiên, việc phân bổ sẽ tập trung vào các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc ba lĩnh vực chính là nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng. Dự kiến có khoảng 150 cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn này, chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước.

Nội dung sửa đổi cũng hoàn thiện các quy định về thị trường carbon nhằm cập nhật và điều chỉnh rõ đối tượng trao đổi hạn ngạch phát thải, đối tượng trao đổi tín chỉ carbon, bổ sung nội dung về Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon phục vụ cho công tác quản lý, đồng thời quy định chi tiết các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon trên sàn giao dịch, thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước. Các bộ quản lý lĩnh vực sẽ phê duyệt công nhận quy trình, quy chuẩn kỹ thuật tạo tín chỉ carbon, đăng ký dự án, thay đổi thành phần tham gia dự án, hủy đăng ký dự án, cấp tín chỉ carbon cho các dự án thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý. Dự thảo Nghị định cũng bổ sung một số thủ tục hành chính mới về thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cho các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải do bộ quản lý lĩnh vực thực hiện, đồng thời thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước. Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa theo hướng giảm bớt đối tượng phải thực hiện xác nhận tín chỉ carbon và giảm thủ tục hành chính về xác nhận hạn ngạch phát thải.

Đối với quy định liên quan đến bảo vệ tầng ozon, dự thảo Nghị định sửa đổi, hoàn thiện 6 điều và phụ lục về các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất này, đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát, yêu cầu về phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát, trình tự, thủ tục phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, cũng như trách nhiệm trong quản lý các chất này.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều ý kiến quan trọng, nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy định rõ ràng về tiêu chí, phương pháp luận và tiêu chí lựa chọn tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập để thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính và thẩm định các kết quả liên quan, nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch. Đồng thời, cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể khi thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực, địa bàn và doanh nghiệp, đảm bảo tính liên thông giữa các quy định về hạn ngạch, tín chỉ carbon với quốc tế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng của hạn ngạch và tín chỉ carbon được giao dịch trên thị trường carbon cũng được nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định tinh thần thiết kế, xây dựng dự thảo Nghị định theo phương châm "vừa chạy, vừa xếp hàng", vừa làm, vừa cập nhật, bổ sung những vấn đề mới để bắt kịp sự thay đổi trong nước và quốc tế. Ông nhấn mạnh việc coi giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội, cần được tiếp cận theo ngành, lĩnh vực và xuyên biên giới, kiểm soát theo đối tượng phát thải và các giải pháp giảm phát thải, tạo tín chỉ carbon. Các bộ, ngành sẽ tiên phong thực hiện trước, sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm rồi mới phân cấp cho địa phương.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao dự thảo Nghị định đã từng bước cập nhật tình hình quốc tế, phù hợp với thực tiễn và kinh nghiệm hiện có, thể hiện rõ cam kết của Việt Nam với các thỏa thuận quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác thương mại và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý rằng, đây là văn bản mang tính kỹ thuật cao, còn nhiều yếu tố biến động, do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nắm vững hệ thống pháp luật chuyên ngành và các thỏa thuận quốc tế, đưa ra định hướng, nguyên tắc khung có kiểm soát, áp dụng tư duy "sandbox" để linh hoạt cập nhật các vấn đề kỹ thuật. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị định cần đạt được hai mục tiêu song song: vừa thực hiện chủ trương chung về đầu tư công nghệ, quản lý và tăng cường các biện pháp giảm phát thải, vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Các quy định về tiêu chuẩn, phương pháp và chính sách phải tương thích với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn của từng thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và loại hình doanh nghiệp. Không nên áp dụng cứng nhắc mà cần linh hoạt, đa dạng hóa từ tiêu chuẩn cao nhất, chặt chẽ nhất đến thông thoáng nhất tùy theo đặc thù. Đồng thời, Nghị định cần phân cấp rõ ràng, giao cho các bộ, ngành chức năng xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hạn ngạch và tín chỉ carbon, quy định điều kiện hình thành và cơ chế hoạt động của các tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập để đảm bảo được sự công nhận từ các tổ chức và đối tác quốc tế.

Tin bài khác
SCIC thoái vốn khỏi 31 doanh nghiệp trong đợt 1/2025

SCIC thoái vốn khỏi 31 doanh nghiệp trong đợt 1/2025

Danh sách SCIC thoái vốn lần này đáng chú ý với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn như FPT, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco.
Cấp phép xuất khẩu gạo cho 221 doanh nghiệp

Cấp phép xuất khẩu gạo cho 221 doanh nghiệp

Các chuyên gia đánh giá, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong lần cập nhật này không chỉ cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu gạo mà còn phản ánh kỳ vọng lớn của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải carbon tại các khu công nghiệp

Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải carbon tại các khu công nghiệp

Nhật Bản cam kết thúc đẩy mở rộng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, hỗ trợ Việt Nam trong các dự án khử carbon, giảm phát thải carbon tại khu công nghiệp.
Vạn Hạnh Mall: Khi doanh nghiệp tổn thương bởi những “khoảng lặng”

Vạn Hạnh Mall: Khi doanh nghiệp tổn thương bởi những “khoảng lặng”

Những sự việc đáng tiếc xảy ra gần đây đang gián tiếp đe dọa sinh kế của hơn 1.000 nhân viên, hàng trăm đối tác của Vạn Hạnh Mall suốt nhiều năm qua.
Kết nối thương mại tại sự kiện Golf Mastercard – Vikki Invitational 2025

Kết nối thương mại tại sự kiện Golf Mastercard – Vikki Invitational 2025

Gần 200 doanh nhân Việt Nam đã có mặt tại Hoa Kỳ trong chương trình xúc tiến đầu tư kết hợp với giao lưu văn hóa thể thao do HDBank tổ chức tại Miami vào tháng 4/2025.
Củng cố thị trường nội địa: Đề xuất giảm thuế dựa trên kết quả kinh doanh

Củng cố thị trường nội địa: Đề xuất giảm thuế dựa trên kết quả kinh doanh

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đang trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế Việt Nam trước những biến động toàn cầu.
Khởi công dự án điện năng lượng mặt trời tại nhà máy gốm mỹ nghệ Long Trường

Khởi công dự án điện năng lượng mặt trời tại nhà máy gốm mỹ nghệ Long Trường

Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu gốm mỹ nghệ Long Trường vừa khởi công hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy Long Trường với công suất 1250 kWP.
Giải pháp tài chính - công nghệ góp phần thúc đẩy hành trình chuyển đổi xanh

Giải pháp tài chính - công nghệ góp phần thúc đẩy hành trình chuyển đổi xanh

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Công ty cổ phần FPT phối hợp tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ".
Vĩnh Hoàn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025: Kiên định chiến lược xuất khẩu sang Mỹ

Vĩnh Hoàn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025: Kiên định chiến lược xuất khẩu sang Mỹ

Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025 với hai kịch bản thận trọng hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp khẳng định sẽ không rút khỏi thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, đồng thời đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Chứng khoán APG đưa mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 400% kế hoạch cũ

Chứng khoán APG đưa mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 400% kế hoạch cũ

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (HoSE: APG) đã có bước điều chỉnh quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.
Vì sao Nông nghiệp BAF Việt Nam ngừng kinh doanh nông sản?

Vì sao Nông nghiệp BAF Việt Nam ngừng kinh doanh nông sản?

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam quyết định dừng hoàn toàn hoạt động kinh doanh nông sản. Đây là bước ngoặt lớn của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp ngành thép đang "ăn nên làm ra"?

Doanh nghiệp ngành thép đang "ăn nên làm ra"?

Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành thép hàng đầu Việt Nam cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ về nội lực cũng như sự chủ động trong định hướng chiến lược.
AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

Từ sự phát triển của Be Group cho thấy rằng, khi công nghệ được áp dụng đúng cách và đặt trong chiến lược dài hạn, AI hoàn toàn có thể trở thành bệ phóng giúp doanh nghiệp Việt vươn xa trong thời đại số.
HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

Ngày 21/4/2025, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý HanaGold vinh dự tham gia Hội nghị Tiếp xúc Cử tri Doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình đồng hành cùng Chính phủ phát triển ngành kim hoàn Việt Nam.
Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Vừa qua, Ngày hội chạy bộ Bosch Run 2025 – Chase the Race do Bosch Việt Nam tổ chức tại The Global City, Thành phố Thủ Đức, đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn cộng sự đến từ các chi nhánh trên toàn quốc. Đây không chỉ là một hoạt động thể thao thường niên, mà còn là dấu ấn khẳng định cam kết của Bosch trong việc chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho đội ngũ nhân sự.