Thứ ba 01/07/2025 08:26
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Để chính sách năng lượng và giao thông xanh thực sự là "cặp bài trùng" cho phát triển

18/03/2025 20:30
Giao thông xanh là việc áp dụng các phương pháp và công nghệ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống giao thông đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng, và chất lượng cuộc sống.

Đã có nhiều chính sách quan trọng được ban hành

Về phát thải khí nhà kính, ngành Giao thông vận tải chiếm khoảng 18% của toàn ngành năng lượng và vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 5,77% từ năm 2014 - 2021.

Xây dựng thói quen sử dụng phương tiện giao thông thân thiện môi trường cho cư dân đô thị
Xây dựng thói quen sử dụng phương tiện giao thông thân thiện môi trường cho cư dân đô thị

Với quan điểm tiếp cận tiên tiến cùng việc chính sách cần luôn đi trước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt ngày ngày 2/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải. Mục tiêu chính của Quyết định 876 là phát triển hệ thống giao thông xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Theo đó, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với giao thông đến năm 2050 mục tiêu 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh; đồng thời hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc

Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hoá, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Có thể nói, để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông vận tải xanh.

Về dài hạn, nước ta cần quy hoạch phát triển giao thông vận tải ở quy mô toàn quốc, vùng, đô thị và theo tuyến; xây dựng mô hình giao thông quốc gia, vùng, đô thị nhằm lượng hóa và đánh giá khả năng cắt giảm phát thải khí nhà kính theo không gian (toàn quốc, vùng, đô thị, tuyến) và theo thời gian (năm, tháng, ngày, giờ) của các chính sách.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn, công nghệ số trong lĩnh vực giao thông vận tải tạo nền tảng và động lực thúc đẩy năng lực giám sát, phân tích dự báo, cảnh báo và kiểm kê khí nhà kính.

Cùng đó cần tăng cường nỗ lực hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc tiếp nhận những công nghệ mới, công nghệ xanh để thiết thực thay đổi bộ mặt giao thông cũng như các mô hình đầu tư phát triển giao thông xanh.

Cần khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện môi trường

Cùng với các chính sách xây dựng hạ tầng, một hoạt động quan trọng khác không thể thiếu trong phát triển giao thông xanh là có các giải pháp khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường. Từ năm 2020, xu hướng phát triển xe điện tại Việt Nam đã dần rõ nét khi nhiều hãng xe bắt đầu giới thiệu các mẫu xe điện hóa từ thương hiệu bình dân đến xe sang.

Phát triển giao thông xanh là giải pháp quan trọng bảo đảm giảm phát thải khí nhà kính
Phát triển giao thông xanh là giải pháp quan trọng bảo đảm giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi chóng mặt về việc sử dụng xe điện từ 138 chiếc vào năm 2019 lên hơn 28.000 xe điện và 3.557 xe hybrid vào tháng 9/2023, cùng với hơn 2 triệu xe máy điện. Theo dự báo của Hiệp hội Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu xe điện vào khoảng năm 2028 và khoảng 3,5 triệu xe điện vào năm 2040.

Xe điện hóa đang dần trở thành giải pháp phổ biến và được kỳ vọng sẽ thay thế các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Loại phương tiện này bao gồm hai nhóm chính: xe hybrid và xe thuần điện. Xe hybrid kết hợp động cơ đốt trong và mô-tơ điện, trong khi xe thuần điện chỉ sử dụng mô-tơ điện. Việc sử dụng xe thuần điện không phát thải trực tiếp, giúp giảm ô nhiễm không khí hiệu quả.

Các thương hiệu truyền thống và mới nổi tại thị trường xe ô tô Việt Nam đều liên tục giới thiệu các mẫu xe chạy điện hoặc xe hybrid. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng Việt Nam đối với các phương tiện giao thông xanh.

Việc khuyến khích tiêu dùng các dòng xe thuần điện là phù hợp với xu thế toàn cầu, nhưng cần thêm giải pháp khuyến khích sử dụng xe hybrid, bởi cơ sở hạ tầng phục vụ xe điện ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Trên thế giới, các thị trường tiêu thụ nhiều ô tô như châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều đã có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình điện hóa, xanh hóa giao thông thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như trạm sạc miễn phí. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Indonesia cũng đã có các chính sách miễn thuế và lệ phí trước bạ cho xe thuần điện. Đây là những bài học bổ ích mà Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi nhằm hướng tới mục xây dựng thói quen sử dụng phương tiện thân thiện môi trường.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông

“Nhu cầu phát triển giao thông xanh rất lớn, trong đó hạ tầng mới đề cập trạm sạc; còn hạ tầng bến cảng, sân bay, đường sắt chưa được nêu ra. Việc huy động nguồn lực để đưa về Net zero như cam kết là thách thức rất lớn. Như vậy có nên xem xét lại chủ trương, định hướng về thu hút nguồn lực không? Hệ thống luật pháp cần điều chỉnh thế nào để thu hút nguồn lực?,...”

GS. TS Lê Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội

“Để thực hiện lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông điện cấp quốc gia, cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển xe điện; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng lưới điện đáp ứng lộ trình chuyển đổi; tăng cường hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ; cơ chế huy động nguồn lực và phân bổ vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực phù hợp chuyển đổi năng lượng xanh trong giao thông,...”

Theo Báo Thế giới và Việt Nam
Tin bài khác
Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Sáng 30/6, đồng loạt 36 xã, phường mới của Bình Dương tiến hành lễ công bố các nghị quyết, quyết định quan trọng về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Ông Bùi Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh

Ông Bùi Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ra quyết định giao nhiệm vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cho ông Bùi Thanh Nhân kể từ ngày 1-7-2025, nhiệm kỳ 2023-2028.
Thời tiết hôm nay 1/7: Bắc Bộ đang trong cao điểm mưa lớn

Thời tiết hôm nay 1/7: Bắc Bộ đang trong cao điểm mưa lớn

Thời tiết hôm nay 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa, Bắc Bộ nhiều nơi có mưa to, lũ xuất hiện trên các sông; Trung Bộ trưa nay có nắng nóng, chiều tối có mưa to cục bộ đến ngày 5/7; Nam Bộ trưa có nắng gián đoạn, mưa dông về chiều.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Thời tiết ngày mai 1/7/2025: Miền Bắc “mưa chồng mưa” liên tiếp

Thời tiết ngày mai 1/7/2025: Miền Bắc “mưa chồng mưa” liên tiếp

Thời tiết ngày mai 1/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc tiếp diễn mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Cầu Tam Thanh – “Trăng trên sông”: Biểu tượng kiến trúc mới của TP Tam Kỳ

Cầu Tam Thanh – “Trăng trên sông”: Biểu tượng kiến trúc mới của TP Tam Kỳ

Khám phá phương án kiến trúc “Trăng trên sông” – thiết kế giành giải cao nhất trong cuộc thi kiến trúc cầu Tam Thanh, Quảng Nam, với hình ảnh vầng trăng in bóng trên Trường Giang đầy chất thơ và bản sắc dân tộc.
Thời tiết hôm nay 30/6: Hà  Nội có mưa dông về chiều tối

Thời tiết hôm nay 30/6: Hà Nội có mưa dông về chiều tối

Thời tiết hôm nay 30/6, Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn diện rộng đến ngày 2/7; Bắc Trung Bộ ngày trời nắng, có mưa dông về chiều tối; Tây Nguyên mưa về chiều tối; Nam Bộ tăng mưa từ ngày mai.
Sẵn sàng cho lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính tại Quảng Bình – Quảng Trị

Sẵn sàng cho lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính tại Quảng Bình – Quảng Trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, sự kiện sẽ được tổ chức trang trọng, truyền hình trực tiếp toàn quốc.
Thời tiết ngày mai 30/6/2025: Miền Bắc mưa to liên tục nhiều ngày

Thời tiết ngày mai 30/6/2025: Miền Bắc mưa to liên tục nhiều ngày

Thời tiết ngày mai 30/6/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Doanh nghiệp đang “chạy đua” cho mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Doanh nghiệp đang “chạy đua” cho mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Không còn là cam kết trên giấy, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi công nghệ, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đẩy mạnh đầu tư xanh, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên, hành trình này vẫn còn nhiều thử thách nếu thiếu cơ chế hỗ trợ rõ ràng và đồng hành từ chính sách.
Từ 1/7/2025: Lương hưu sẽ có thay đổi lớn

Từ 1/7/2025: Lương hưu sẽ có thay đổi lớn

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7 tới, mức lương hưu hàng tháng đối với lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Thời tiết hôm nay 29/6: Bắc Bộ trưa và chiều nay trời oi, Trung Bộ nắng nhiều

Thời tiết hôm nay 29/6: Bắc Bộ trưa và chiều nay trời oi, Trung Bộ nắng nhiều

Thời tiết hôm nay 29/6, miền Bắc nhiều nơi mưa lớn đến ngày 2/7, cảnh báo lũ lên ở các sông; Trung Bộ nắng nóng cục bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ trưa nay trời nắng, có mưa dông về chiều.
Thời tiết ngày mai 29/6/2025: Mưa lớn kéo dài, miền Bắc đối mặt nguy cơ ngập úng

Thời tiết ngày mai 29/6/2025: Mưa lớn kéo dài, miền Bắc đối mặt nguy cơ ngập úng

Thời tiết ngày mai 29/6/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc mưa lớn ở nhiều nơi, đặc biệt vùng núi và khả năng tâm điểm là Hà Giang. Trung Bộ chủ yếu vẫn có nắng, có nơi nắng nóng. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông vào tầm chiều.
Quảng Trị: Đồng bộ hạ tầng làm bệ phóng cho nông thôn mới phát triển bền vững

Quảng Trị: Đồng bộ hạ tầng làm bệ phóng cho nông thôn mới phát triển bền vững

Quảng Trị tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng nông thôn, từ giao thông, điện, trường học đến văn hóa, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sống người dân.
Thời tiết hôm nay 28/6: Bắc Bộ và Tây Nguyên trời mát, Nam Bộ oi nóng

Thời tiết hôm nay 28/6: Bắc Bộ và Tây Nguyên trời mát, Nam Bộ oi nóng

Thời tiết hôm nay 28/6, miền Bắc mưa lớn diện rộng đến 2/7, cảnh báo lũ trên các sông Bắc Bộ; Trung Bộ trời nắng nhiều; Tây Nguyên và Nam Bộ sáng nắng, chiều mưa dông, có nơi mưa to.