
Chủ tịch nước lên đường thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia
Chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh quan hệ láng giềng, đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, sáng 21/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 22/12.
Tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong; Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình; Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang; Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi.
Đây là chuyến thăm Campuchia đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cũng là lãnh đạo cấp cao Việt Nam đầu tiên thăm chính thức Campuchia trong 2 năm qua từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Chuyến thăm nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; thể hiện sự coi trọng và phát triển quan hệ với các nước láng giềng.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ láng giềng, đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Campuchia tiếp tục phát triển tốt đẹp. Cả hai nước đã và đang chịu nhiều tác động của dịch COVID-19.
Hai nước thường xuyên có các cuộc tiếp xúc cấp cao và các cấp. Ngay trong bối cảnh đại dịch COVID-19, lãnh đạo hai nước vẫn duy trì các cuộc tiếp xúc trực tuyến.
Chuyến thăm cấp Nhà nước Campuchia lần này cũng là một trong những sự kiện đầu tiên khởi đầu chuỗi hoạt động chào mừng “Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam” và kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (24/6/1967-24/6/2022).
Đây cũng là dịp để lãnh đạo hai nước đánh giá kết quả hợp tác song phương thời gian qua; trao đổi, thảo luận thúc đẩy hợp tác giữa hai nước thời gian tới; thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm./.
Cùng chuyên mục


Long An: Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện Bến Lức

Thanh Hoá: Triển khai nhanh phương án ứng phó với mưa lớn

Đồng Tháp: Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng chính sách xã hội

Tàu liên vận xuất phát từ ga Sóng Thần: Ước mơ của doanh nghiệp trở thành hiện thực

20 năm hành trình kiến tạo ấm no. Bài 2: Vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"