Thứ sáu 27/12/2024 04:52
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

03/08/2022 11:18
Ngày 2/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Chương trình trên được triển khai ở khu vực nông thôn của cả nước
Chương trình trên được triển khai ở khu vực nông thôn của cả nước.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, Phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

Chương trình phấn đấu có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số.

Thứ hai, Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn. Cụ thể, ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Thứ ba, Xã hội số trong xây dựng nông thôn mới. Chương trình phấn đấu có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến.

Thứ tư, Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá…), làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.

Để đạt được 1 mục tiêu tổng quát và 4 mục tiêu cụ thể trên, Chương trình đặt ra 4 nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn,…). Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường. Tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.

PV

Tin bài khác
Sơn La: Hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số

Sơn La: Hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số

Theo Sở Công Thương tỉnh Sơn La, trong năm 2024, tỉnh ghi nhận hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số, với giá trị ước đạt trên 80 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2023.
Ra mắt tính năng

Ra mắt tính năng ''Ứng dụng chính thức của Chính phủ'' trên Google Play

Tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ’ trên Google Play giúp người dùng dễ dàng nhận diện các ứng dụng chính thức do cơ quan nhà nước phát hành.
Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Hiện doanh nghiệp Nghệ An còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vậy, cần những giải pháp nào để doanh nghiệp Nghệ An khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số?
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, nếu không ứng dụng công nghệ, ngành Thuế sẽ rất khó để thực hiện công tác phòng chống gian lận thuế và hoàn thành nhiệm vụ quản lý thuế.
Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Để đạt được mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025, cùng với các giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng thúc đẩy hoạt động số hóa các ngành kinh tế.
Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”

Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”.
Dữ liệu số: Thúc đẩy nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững

Dữ liệu số: Thúc đẩy nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững

Dữ liệu số đang trở thành yếu tố cốt lõi trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển bền vững và giúp các quốc gia vượt qua thách thức kinh tế.
TP. Vũng Tàu: Đô thị tiên phong trong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

TP. Vũng Tàu: Đô thị tiên phong trong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của thành phố Vũng Tàu.
Bình Thuận: Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển bền vững

Bình Thuận: Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển bền vững

Nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống của người dân, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh năm 2025.
Phát huy nền báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới

Phát huy nền báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới

Ngày 6/12, tại TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam.
Cần Thơ triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua Ứng dụng VNeID

Cần Thơ triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua Ứng dụng VNeID

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND, nhằm triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua Ứng dụng định danh quốc gia VNeID trên địa bàn thành phố.
Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội sẽ chính thức khai trương

Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội sẽ chính thức khai trương

Ngày mai (6/12), tại VNPT IDC Hoà Lạc - Tập đoàn VNPT Khu Công nghệ cao Láng Hoà Lạc, Thạch Thất, sẽ khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội.
Chuẩn bị mở Cổng Thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Chuẩn bị mở Cổng Thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cổng Thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử là bước đi chiến lược trong bối cảnh kinh doanh trên nền tảng số ngày càng mở rộng tại Việt Nam.
Nghệ An chỉ đạo làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp

Nghệ An chỉ đạo làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp

UBND tỉnh Nghệ An vừa chỉ đạo triển khai làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…
Việt Nam mở rộng thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR thêm 3 nước

Việt Nam mở rộng thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR thêm 3 nước

Theo định hướng chiến lược năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới thanh toán QR xuyên biên giới đến các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.