Chiến thuật đằng sau quảng cáo gây tranh cãi của Apple

16:16 13/07/2021

Gần đây, quảng cáo chống nước của iPhone 12 đã nổ ra nhiều tranh cãi trong dư luận xứ Trung. Đoạn quảng cáo chỉ vỏn vẹn ba giây nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong người hâm mộ.

Video quảng cáo một người đàn ông dầm mình dưới mưa lớn, trên tay vẫn thản nhiên cầm chiếc iPhone 12 với dòng chữ: “Yên tâm, tôi có iPhone”. Một số cư dân mạng cho rằng đây là một quảng cáo sai sự thật, nhằm thổi phồng đặc tính của sản phẩm và Apple một lần nữa phạm luật. Tuy nhiên số khác bày tỏ sự thích thú về đoạn quảng cáo bất ngờ và hiệu ứng rất hài hước. Bất chấp những đánh giá trái chiều, Apple vẫn luôn là “Vua quảng cáo” với những thước phim đặc sắc.

Hình ảnh từ video quảng cáo
Hình ảnh từ video quảng cáo. (Ảnh: weibo) 

Sau khi xem đoạn phim, nhiều cư dân mạng chia sẻ họ “cười lớn” và “rất sáng tạo” hay “ghi nhớ ngay lập tức”. Phải nói rằng để người tiêu dùng có thể nhớ được một quảng cáo ngắn không phải đều đơn giản. Người dùng từ lâu đã quen với các quảng cáo ứng dụng chỉ được kiểm soát trong vòng 5 giây. Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, để người tiêu dùng biết tên thương hiệu, sản phẩm, nội dung quảng cáo và trọng tâm của chương trình khuyến mãi là gì, thương hiệu phải đưa ra thông tin chính xác nhất, chọn lọc nhất và không đi theo lối quảng cáo thông thường. Chỉ trong vài giây, Apple xuất ra tất cả thông tin quan trọng trong một khung hình gần như tĩnh và thậm chí còn đạt được hiệu ứng thảo luận sôi nổi trên Internet. Vậy Apple đã sử dụng chiến thuật quảng cáo nào?

Apple xây dựng một kịch bản mà ai cũng thích thú: không còn nỗi lo dùng điện thoại khi đi mưa. Bất cứ ai không có kiến thức về iPhone 12 sẽ nhớ rằng iPhone không thấm nước sau khi đọc quảng cáo này. Đối mặt với nhiều nhóm khách hàng đa dạng độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực và trình độ học vấn, Apple đã chọn cách thể hiện trực tiếp nhất trong bối cảnh đời thường nhất cùng với thông tin cốt lõi, đơn giản.

Một số cư dân mạng bình luận: “Lúc đầu tôi nghĩ đó là một bản sao của thương hiệu điện thoại di động nào đó, sau khi biết là Apple tôi thấy hãng đang dần trở nên có gu”. Mặc dù phong cách quảng cáo của “gã khổng lồ” không quá nổi bật trên thị trường nhưng điều khiến người dùng nhận ra Apple chính là logo và phông chữ quảng cáo. Apple duy trì một thông điệp cốt lõi đơn giản và tập trung, đó là hiệu suất chống thấm nước của sản phẩm. Bằng cách này, quảng cáo không chỉ làm rõ sản phẩm mà còn để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.

Tất nhiên, quảng cáo này cũng gây nhiều tranh cãi. Các sản phẩm thuộc dòng iPhone12 đã được Apple ra mắt vào tháng 10 năm ngoái với một trong những chức năng chính là chống thấm nước. Theo lời giới thiệu chính thức, iPhone12 đã đạt đến cấp độ chống nước IP68 có khả năng chống thấm các chất lỏng thông thường như cà phê, trà, soda và nước trái cây. Tuy nhiên vì các bộ phận kháng nước không có tác dụng mãi mãi nên trên trang bán sản phẩm có ghi rõ: “hư hỏng do ngâm trong chất lỏng sẽ không được bảo hành”. Thông tin này trở thành mục tiêu chỉ trích của nhiều cư dân mạng. Nhiều người phàn nàn về việc Apple “tăng cường chức năng chống thấm nước và không có bảo hành nếu nước tràn vào” dấy lên nghi ngờ rằng quảng cáo này là lừa dối người tiêu dùng. 

Quảng cáo iPhone trước đây của Apple
Quảng cáo iPhone trước đây của Apple. (Ảnh: internet) 

Trên thực tế, Apple trước đây đã bị phạt vì một tình huống tương tự. Vào tháng 12 năm ngoái, Cơ quan Cạnh tranh Ý (AGCM) đã phạt Apple 10 triệu euro vì tuyên truyền sai lệch về hiệu suất chống thấm nước. Tháng 4 năm nay, một số người tiêu dùng đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Apple ở New York vì phóng đại về khả năng chống thấm nước của sản phẩm. Tuy nhiên so với video quảng cáo trước đó quay cảnh iPhone 12 màu tím ngâm nước, clip gọi điện dưới mưa mới đây được đánh giá phù hợp hơn. Mặc dù các thương hiệu di động lớn cùng cạnh tranh khả năng chống thấm nước nhưng không có nghĩa là các thương hiệu có thể phóng đại công năng sản phẩm. Ngược lại, thương hiệu càng gần gũi cuộc sống càng truyền tải một cách khách quan.

Trước khi cho ra mắt quảng cáo gọi điện dưới mưa, Apple đã tạo ra nhiều tác phẩm ăn khách. Một trong những quảng cáo khó quên của hãng là video khéo dài 5 giờ 19 phút. Ví dụ, trái ngược với một quảng cáo trên màn hình mở bắt mắt trong 3 giây, Apple cũng quay một quảng cáo kéo dài 5 giờ, 19 phút và 28 giây, cũng không kém phần khó quên.

Tháng 3 năm 2020, Apple đã phát hành iPhone 11 Pro đúng lúc dịch bệnh đang hoành hành. Đoạn phim quảng cáo không giới thiệu sản phẩm, không lời thoại hay hiệu ứng đặc biệt, hình ảnh nhiếp ảnh gia cầm chiếc iPhone11 Pro trong Bảo tàng Hermitage, một trong bốn bảo tàng lớn của thế giới và đưa khán giả tham quan bảo tàng theo cách một lần chụp mà vẫn còn 19% pin đã gây sốt về tiêu thụ năng lượng.

Steve Jobs từng nói: “Lý do tại sao Apple có thể gây được tiếng vang với mọi người là bởi vì có một tinh thần nhân văn ẩn chứa trong sự đổi mới của chúng tôi”. Quan tâm đến những vấn đề cốt lõi nhất và phản hồi bằng ngôn ngữ của cả nhân loại chỉ có thể là tinh thần nhân văn của Jobs. Bỏ qua những tranh cãi về sản phẩm, các nhãn hàng có thể học hỏi thêm từ những ý tưởng đằng sau quảng cáo của Apple.

TL