Thứ tư 05/02/2025 14:53
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Chế tài đủ mạnh để xóa bỏ hoạt động kinh tế ngầm và bất hợp pháp

12/10/2020 00:00
Hiện nay, các hoạt động của kinh tế ngầm tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, gây bất lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trung thực; không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền

Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu bài bản tính toán kết quả hoạt động của toàn bộ khu vực này. Và để đo lường đầy đủ hơn quy mô của nền kinh tế, đánh giá đầy đủ hơn thu nhập của các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thống kê đang thực hiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát.

Để hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm xung quanh đề án này.

Ảnh minh họa

- Thưa ông, Tổng cục Thống kê đang thực hiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Xin ông cho biết, mục đích của việc xây dựng đề án này? Và ông có thể nói rõ hơn về phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế chưa được quan sát?

Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát được xây dựng với mục đích đo lường đầy đủ hơn quy mô của nền kinh tế; đánh giá đầy đủ hơn thu nhập của các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá sát thực hơn chỉ tiêu vĩ mô quan trọng của nền kinh tế như: năng suất lao động, các chỉ tiêu về thu chi ngân sách, nợ công; tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.

Từ đó, đề xuất ra các định hướng, giải pháp, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các ngành kinh tế, các ngành nghề sản xuất kinh doanh, quản lý lao động; đề xuất các chính sách có liên quan để tạo mở rộng cơ sở thuế; chống thất thu thuế; đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu phi mậu dịch qua biên giới; đồng thời, đưa ra giải pháp để từng bước chuyển hoạt động phi chính thức thành hoạt động chính thức của nền kinh tế.

Theo Thống kê của Liên hợp quốc, khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm 5 thành tố, đó là: hoạt động kinh tế ngầm; hoạt động kinh tế bất hợp pháp; hoạt động kinh tế phi chính thức (hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát); hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.

Kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp nhưng chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động giấu giếm, không khai báo với mục đích trốn thuế, không nộp thuế thu nhập, không nộp thuế trị giá gia tăng hay với mục đích trốn đóng bảo hiểm xã hội, không thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo không vượt quá số giờ làm việc, hay đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động, không thực hiện các quy định pháp lý của nhà nước về thực hiện chế độ báo cáo tài chính và chế độ báo cáo thống kê.

Thành tố thứ hai là hoạt động kinh tế bất hợp pháp bao gồm các hoạt động bị pháp luật cấm như buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, bao gồm cả hoạt động hợp pháp nhưng do các cơ sở sản xuất bất hợp pháp do không đăng ký kinh doanh thực hiện.

Thành tố thứ ba là hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thường không phân biệt giữa cơ sở sản xuất kinh doanh với hộ sản xuất kinh doanh cá thể; quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động với người lao động thường trên cơ sở thỏa thuận tạm thời, không ký kết hợp đồng lao động, hoặc mối quan hệ sản xuất kinh doanh với hộ sản xuất không rõ ràng về vốn dùng cho sản xuất.

Thành tố thứ tư là hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu, tức là hộ gia đình tự sản xuất để tiêu dùng và tích lũy, chẳng hạn như tự trồng trọt, tự chăn nuôi phục vụ cho cuộc sống của họ, tự sửa chữa nhà ở.

Thành tố thứ năm là hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu cơ bản, thành tố này mang yếu tố thuần túy về thống kê.

- Theo một số chuyên gia kinh tế, quy mô kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam chiếm từ 25-30% GDP. Con số này hiện đang còn nhiều tranh cãi, quan điểm của ông thế nào ?

Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu bài bản tính toán kết quả hoạt động của toàn bộ khu vực này. Riêng với hoạt động kinh tế phi chính thức đã được thu thập thông tin từ các cuộc tổng điều tra, điều tra của ngành thống kê và đã được tính toán vào kết quả sản xuất của các ngành kinh tế, cũng như đã tính vào chỉ tiêu GDP.

Trong năm 2007, được sự giúp đỡ của Cơ quan Phát triển của Pháp, Tổng cục Thống kê đã thực hiện nghiên cứu về việc làm phi chính thức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thống kê đã đánh giá được tỷ lệ lao động phi chính thức ở hai trung tâm kinh tế này. Kết quả của việc làm phi chính thức đã được tính toán trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Đối với các hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập thông tin cơ bản, Tổng cục Thống kê đang tiến hành rà soát dựa vào kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 và Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động bất hợp pháp, Tổng cục Thống kê chưa tính vì chưa có khả năng thu thập số liệu.

Một số chuyên gia kinh tế nói quy mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam chiếm từ 25-30% GDP là không có cơ sở và do họ gộp cả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.

Đối với Việt Nam thì không phải như vậy bởi vì phần lớn hoạt động sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được thực hiện bởi hộ gia đình và Tổng cục Thống kê đã thu thập thông tin, tính toán kết quả hoạt động sản xuất của khu vực hộ gia đình.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê chưa có đủ cơ sở để đánh giá quy mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát chiếm bao nhiêu phần trăm trong GDP của toàn bộ nền kinh tế.

- Kinh tế ngầm được nhiều người hiểu rằng có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh tế ngầm cũng có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Hoạt động của kinh tế ngầm tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, gây bất lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trung thực; không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặt khác lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngầm không được đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, không đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đối với người lao động.

Việc không thu thập, tính toán được kết quả hoạt động của kinh tế ngầm sẽ đưa ra số liệu thiếu chính xác về bức tranh thực của nền kinh tế, ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình, hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến việc đề ra giải pháp điều hành đất nước.

Tuy vậy, có một thực tế khách quan đó là kinh tế ngầm luôn tồn tại trong các nền kinh tế chưa có chế tài đủ mạnh và hiệu lực.

Trong thời gian tới Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát, có biện pháp chế tài đủ mạnh để các thực thể sản xuất của nền kinh tế thực hiện đúng quy định của Nhà nước sẽ thu hẹp và dẫn tới từng bước chuyển kinh tế ngầm thành kinh tế chính thức.

- Một nền kinh tế phát triển lành mạnh khi tỷ lệ kinh tế ngầm, kinh tế chưa được quan sát/GDP giảm xuống. Theo ông, muốn giảm được kinh tế chưa được quan sát, kinh tế ngầm cần phải có những hành động cụ thể nào?

Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Để giảm khu vực kinh tế ngầm, kinh tế chưa được quan sát đòi hỏi nhiều hành động cụ thể của Chính phủ, các cơ quan quản lý cũng như việc tuân thủ pháp luật, quy định của các thực thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Kinh nghiệm của các nước khi môi trường pháp lý hoàn thiện, có chế tài đủ mạnh và thực thi nghiêm thì không có dư địa cho kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp hoạt động, vì vậy Chính phủ cần có các chế tài đủ mạnh và các ngành thực thi nghiêm để xóa bỏ hoạt động của kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

Chính phủ cần ban hành các chính sách, các quy định đồng thời có chế tài để khuyến khích các tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức từng bước chuyển sang hoạt động trong khu vực kinh tế chính thức.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành chính sách và có giải pháp giảm thiểu các giao dịch kinh tế dùng tiền mặt, mọi hoạt động thanh toán thông qua thẻ của hệ thống ngân hàng; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân hiểu được trách nhiệm của mình trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho ngành thống kê trong các cuộc tổng điều tra, điều tra.

Các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt việc cung cấp và chia sẻ thông tin với ngành thống kê.

- Do tính chất phức tạp của các hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động bất hợp pháp, Tổng cục Thống kê có đề xuất, kiến nghị gì khi tiến hành thực hiện việc đánh giá các hoạt động này?

Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Do tính chất phức tạp trong hoạt động của khu vực kinh tế chưa được quan sát, để đánh giá, thống kê được kết quả hoạt động của khu vực này, Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sát sao các Bộ ngành, địa phương trong phối hợp với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả với ngành thống kê.

Đồng thời, Chính phủ cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng và thực thi hiệu quả các chế tài đủ mạnh để ngành thống kê cùng với các bộ, ngành và địa phương có đủ điều kiện thực hiện thu thập thông tin đánh giá kết quả của khu vực kinh tế chưa được quan sát.

- Xin cám ơn ông!

Theo TTXVN/VIETNAM+

Tin bài khác
Thương mại điện tử 2025: Cơ hội bùng nổ giữa những cạnh tranh khốc liệt

Thương mại điện tử 2025: Cơ hội bùng nổ giữa những cạnh tranh khốc liệt

Thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhưng đối mặt với cạnh tranh gay gắt và áp lực chi phí, yêu cầu doanh nghiệp tối ưu hoá chiến lược và công nghệ để duy trì lợi nhuận
DeepSeek làm rung chuyển ngành công nghệ chỉ sau 2 tuần ra mắt

DeepSeek làm rung chuyển ngành công nghệ chỉ sau 2 tuần ra mắt

Thành công của DeepSeek được đánh giá đến từ nhiều yếu tố, từ chất lượng câu trả lời, khả năng suy luận, mã nguồn mở, đến chi phí phát triển "siêu rẻ".
Kỳ lân công nghệ VNG báo lỗ năm thứ 4 liên tiếp

Kỳ lân công nghệ VNG báo lỗ năm thứ 4 liên tiếp

VNG báo lỗ sau thuế 1.018 tỷ đồng trong năm 2024, giảm so với mức lỗ 2.317 tỷ đồng vào năm 2023. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp kỳ lân công nghệ Việt thua lỗ.
Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn

Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn

Sau quy định mới phải có thêm giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O, việc xuất khẩu nông sản, hoa quả tươi sang Trung Quốc, trong đó có sầu riêng đã diễn ra suôn sẻ.
VN-Index hướng đến 1.450 điểm vào nửa sau năm 2025

VN-Index hướng đến 1.450 điểm vào nửa sau năm 2025

Agriseco Research dự báo VN-Index có thể hướng tới mốc 1.450 điểm vào nửa cuối năm 2025, dựa trên mức tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường từ 18-20%.
2 lời khuyên về đầu tư vào AI áp dụng từ Warren Buffett

2 lời khuyên về đầu tư vào AI áp dụng từ Warren Buffett

Bạn có bị hấp thụ bởi tiềm năng của AI không? Hãy tưởng tượng bạn chỉ đầu tư vào công nghệ tiên tiến một lần, sau đó chứng kiến ​​công nghệ đó phát triển và lớn mạnh, biến đổi các ngành công nghiệp và thậm chí có khả năng mang lại lợi nhuận đáng kể.
OpenAI cáo buộc đối thủ DeepSeek sử dụng dữ liệu trái phép để phát triển AI

OpenAI cáo buộc đối thủ DeepSeek sử dụng dữ liệu trái phép để phát triển AI

Mặc dù chưa công khai cáo buộc DeepSeek vi phạm bảo mật, OpenAI thông báo, họ đang tiến hành các biện pháp kiểm tra và sẽ chia sẻ thông tin khi có phát hiện.
Cơ hội cho các nhà đầu tư năm 2025

Cơ hội cho các nhà đầu tư năm 2025

Năm 2025 được dự đoán sẽ là một thử thách đối với các nhà đầu tư và nhà giao dịch. Điều này đòi hỏi các chiến lược sắc bén và sự nhạy bén đối với các xu hướng mới nổi.
Tầm quan trọng của trải nghiệm con người tại nơi làm việc

Tầm quan trọng của trải nghiệm con người tại nơi làm việc

Cải thiện văn hóa và kết nối xã hội sẽ là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức vào năm 2025, trong khi sự tiến bộ của AI cũng có thể đóng vai trò là lời nhắc nhở kịp thời về tầm quan trọng của trải nghiệm của con người tại nơi làm việc.
Sẵn sàng ứng phó việc sửa đổi đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm nhập khẩu ở nước ngoài

Sẵn sàng ứng phó việc sửa đổi đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm nhập khẩu ở nước ngoài

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đang ra dự thảo liên quan đến quy định về việc đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, theo Lệnh 248.
Bức tranh khởi nghiệp năm 2024 và bước chuyển mình của các startup Việt

Bức tranh khởi nghiệp năm 2024 và bước chuyển mình của các startup Việt

Với sự hỗ trợ bởi các chính sách khuyến khích từ phía Chính phủ và tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khởi nghiệp Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ.
Những doanh nghiệp tiên phong “kiến tạo” tương lai sống xanh ở Việt Nam

Những doanh nghiệp tiên phong “kiến tạo” tương lai sống xanh ở Việt Nam

Những doanh nghiệp tiên phong như Vinamilk, Bamboo Capital, và Phương Đông Ashahi đang viết nên câu chuyện đầy cảm hứng về sự chuyển đổi xanh tại Việt Nam. Từ các trang trại bò sữa bền vững, các dự án năng lượng tái tạo, đến mô hình sống xanh lý tưởng giữa lòng Hà Nội, hay hành chứng minh sự vượt trội của vật liệu xanh trong xây dựng...
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ tạm ngừng giao dịch trong 5 ngày

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ tạm ngừng giao dịch trong 5 ngày

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo và đề nghị các thành viên giao dịch thông báo rộng rãi cho các nhà đầu tư được biết về thời gian tạm ngừng giao dịch.
Công ty Nhiệt điện Hải Phòng: Trách nhiệm với người lao động là ưu tiên hàng đầu

Công ty Nhiệt điện Hải Phòng: Trách nhiệm với người lao động là ưu tiên hàng đầu

Năm vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Phát điện 2, Đảng ủy Công ty và sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện của chuyên môn, Công đoàn Công ty đã phát động, tổ chức có hiệu quả các hoạt động, phong trào thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Shark Tank Forum 2025 – Đón sóng đầu tư trong kỷ nguyên xanh

Shark Tank Forum 2025 – Đón sóng đầu tư trong kỷ nguyên xanh

Shark Tank Forum 2025 là diễn đàn thường niên được TVHub – Nhà sản xuất chương trình Shark Tank Việt Nam và VTV Digital tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1000 doanh nghiệp start up và 20 diễn giả.