Thứ ba 29/04/2025 10:01
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Châu Âu tìm được nguồn cung khí đốt dài hạn thay thế Nga

17/12/2022 10:03
Qatar đã cung cấp 21% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của toàn châu Âu, tỷ lệ này sẽ tăng lên đáng kể khi các bản hợp đồng mới có hiệu lực, quốc gia này được xem như nhà cung cấp triển vọng nhất cho khu vực châu ÂU trong các năm tới.

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài khi giá khí đốt đã tăng vọt trong những tháng gần đây do lượng dự trữ thấp và nhu cầu phục hồi sau đại dịch tăng cao. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là sản xuất điện gió, lại cho hiệu quả thấp.

Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu. Dù vậy, lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang châu Âu bắt đầu giảm từ giữa năm 2021 và giảm mạnh hơn từ đầu năm 2022 trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phuơng Tây đang leo thang mạnh mẽ. Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga ngay từ năm nay và dự kiến sẽ “cai nghiện” hoàn toàn dòng năng lượng từ quốc gia này vào năm 2027.

Để đạt mục tiêu này, Ủy ban châu Âu (EC) đã bắt đầu đàm phán với các nước sản xuất năng lượng chính như Na Uy, Qatar, Algeria; đồng thời đạt thỏa thuận với Mỹ về việc tăng cường cung cấp LNG cho EU.

Một tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Qatar. Ảnh: AP
Một tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Qatar. Ảnh: AP.

Hàng loạt quốc gia châu Âu đang tìm đến Qatar với hy vọng sẽ tìm được nguồn cung dài hạn với giá cả hợp lý.

Qatar gần đây đã ký các thỏa thuận lớn với tập đoàn dầu khí đa quốc gia Pháp TotalEnergies và công ty dầu và khí đốt Italy Eni để mở rộng dự án LNG lớn nhất thế giới, đồng thời đang tự định vị mình là nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu.

Qatar đã ký bản hợp đồng kéo dài 15 năm với Đức. Công ty năng lượng của Qatar, QatarEnergy, sẽ bán cho các nhà nhập khẩu năng lượng của Đức 2 triệu tấn khí đốt hóa lỏng mỗi năm kể từ năm 2026. Đây là bản hợp đồng dài hạn đầu tiên của Qatar với nước Đức.

Sau đó, Qatar đã ký kết thêm các thỏa thuận đối tác riêng biệt với TotalEnergies của Pháp và Eni của Italy về việc mở rộng dự án "North Field East" (hay còn gọi là "Dome") trị giá 30 tỷ USD, một trong số dự án LNG lớn nhất thế giới.

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi cho biết, tập đoàn dầu khí của Pháp sẽ có 6,25% cổ phần trong dự án. Bộ trưởng al-Kaabi cho biết tập đoàn năng lượng lớn của Pháp sẽ giúp Qatar tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên hơn 60% vào năm 2027.

Hungary đã trở thành quốc gia châu Âu mới nhất chính thức bày tỏ ý muốn ký hợp đồng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG dài hạn với Qatar. Hiện chưa rõ nội dung chi tiết của các cuộc đàm phán, nhưng Hungary cần nguồn cung mới thay thế Nga, quốc gia đang cung cấp cho Hungary 4,5 tỷ m3khí đốt mỗi năm trong bản hợp đồng kéo dài 15 năm.

Ông Peter Szijjarto, bộ trưởng ngoại giao Hungary, cho biết "Hungary mong muốn tìm kiếm nguồn cung khí đốt mới. Qatar đang cho thấy những bước phát triển lớn trong việc khai thác và vận chuyển LNG".

Một trung tâm sản xuất LNG ở thành phố công nghiệp Ras Laffan, cách phía bắc Doha, Qatar 80 km. Ảnh: Reuters
Một trung tâm sản xuất LNG ở thành phố công nghiệp Ras Laffan, cách phía bắc Doha, Qatar 80 km. Ảnh: Reuters.

Qatar cho biết nước này sẽ chỉ tìm cách mở rộng năng lực cung ứng đáp ứng nhu cầu của các quốc gia châu Âu một cách tuần tự và sẽ không từ bỏ các hợp đồng sẵn có với khu vực châu Á.

Ông Saad Al-Kaabi, Bộ trưởng Năng lượng Qatar tuyên bố: "Chúng tôi cam kết bán cho châu Âu khối lượng khí đốt theo đúng nội dung hợp đồng, và chúng tôi sẽ không cắt giảm nguồn cung dành cho châu Á để chuyển dòng chảy sang châu Âu".

Qatar là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 thế giới sau Nga. Với dự trữ 23,8 nghìn tỷ m3, Nước này cũng đứng thứ 4 thế giới về năng lực sản xuất khí đốt với quy mô 171 tỷ m3 mỗi năm.

Do vị trí địa lý nằm gần châu Âu, Qatar được xem như nhà cung cấp triển vọng nhất cho khu vực này trong các năm tới. Năm 2021, Qatar đã cung cấp 21% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của toàn châu Âu, tỷ lệ này sẽ tăng lên đáng kể khi các bản hợp đồng mới có hiệu lực.

Châu Âu sẽ hợp tác đầu tư, góp vốn để Qatar mở rộng sản lượng tại các mỏ khí đốt của mình. Như Shell mới đây đã cùng với Total Energies, Eni hay Exxon Mobil đầu tư, góp vốn vào dự án trị giá 29 tỷ USD của Qatar để tăng sản lượng khai thác mỏ khí đốt lớn nhất thế giới tại nước này.

D.A (Tổng hợp)

Bài liên quan
Tin bài khác
Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Dự kiến, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ xem xét ngành sản xuất nội địa và đưa ra kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 2/6/2025.
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.
Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định.
Nhật Bản cân nhắc tăng nhập khẩu đậu nành và gạo để "xoa dịu" Mỹ

Nhật Bản cân nhắc tăng nhập khẩu đậu nành và gạo để "xoa dịu" Mỹ

Nhật Bản đang xem xét khả năng tăng nhập khẩu đậu nành và gạo như một nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, nhằm đối phó với chính sách thuế quan toàn diện của Tổng thống Donald Trump, theo thông tin từ báo Yomiuri đăng tải ngày thứ Bảy.
Thương mại Việt Nam - Lào đạt mức cao nhất trong 5 năm qua

Thương mại Việt Nam - Lào đạt mức cao nhất trong 5 năm qua

Tăng trưởng thương mại Việt Nam - Lào là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng mở rộng chuỗi cung ứng nội khu vực, tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước và tận dụng lợi thế địa lý – chính trị trong bối cảnh ASEAN ngày càng hội nhập sâu rộng.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẵn sàng cắt giảm lãi suất lần thứ 7 giữa căng thẳng thương mại

Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẵn sàng cắt giảm lãi suất lần thứ 7 giữa căng thẳng thương mại

Ngân hàng Trung ương Châu Âu chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần thứ 7 trong vòng 1 năm, nhằm ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu và hỗ trợ tăng trưởng khu vực đồng tiền chung euro.
Giá vàng “tìm đỉnh” mới,  chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc

Giá vàng “tìm đỉnh” mới, chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc

Cổ phiếu toàn cầu rớt giá vì Mỹ siết bán chip AI cho Trung Quốc. Trong khi đó, giá vàng lập đỉnh lịch sử 3.318 USD/ounce, nhà đầu tư dồn tiền vào tài sản trú ẩn giữa căng thẳng thương mại leo thang.
Thêm 2 giờ để hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

Thêm 2 giờ để hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

Việt Nam và Trung Quốc đạt được sự đồng thuận trong việc điều chỉnh khung giờ hoạt động cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn. Cụ thể mở sớm hơn 1 giờ và đóng muộn hơn 1 giờ so với trước đây.
Canada xác định: Sơ-mi-rơ-moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Canada xác định: Sơ-mi-rơ-moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Kết luận sơ bộ cho thấy không có bằng chứng cho thấy Việt Nam tham gia vào hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại mà Canada đang áp dụng đối với sản phẩm từ Trung Quốc.
Thị trường châu Á khởi sắc sau quyết định thuế quan “bất ngờ”

Thị trường châu Á khởi sắc sau quyết định thuế quan “bất ngờ”

Thị trường châu Á đồng loạt tăng điểm mạnh sau khi ông Trump tạm hoãn thuế quan 90 ngày, dù Mỹ vẫn siết Trung Quốc với mức thuế 125% - liệu đây là khởi đầu cho đợt phục hồi bền vững?
Dòng tiền đổ vào quỹ ETF vàng tại Trung Quốc lập kỷ lục giữa xung đột thương mại

Dòng tiền đổ vào quỹ ETF vàng tại Trung Quốc lập kỷ lục giữa xung đột thương mại

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót hơn 1 tỷ USD vào các quỹ ETF vàng trong tuần qua, đánh dấu mức cao chưa từng có, giữa lo ngại leo thang do xung đột thương mại Mỹ - Trung.