Thứ tư 18/06/2025 09:45
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Châu Âu tiêu tốn hàng trăm tỷ euro nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng năng lượng

23/09/2022 10:25
Chính phủ các nước châu Âu đã công bố nhiều biện pháp khẩn cấp để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ảnh minh họa
Kể từ tháng 9/2021, các nước EU đã chi ra 314 tỷ euro cho cuộc khủng hoảng năng lượng.

Tính từ thời điểm căng thẳng leo thang thành xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vào cuối tháng 2 năm nay, các Chính phủ đã chi hàng trăm tỷ euro thông qua một loạt biện pháp nhằm làm dịu bớt tác động của cuộc khủng hoảng: giới hạn giá khí đốt và điện; giải cứu các công ty năng lượng đang gặp khó khăn và trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình…

Giới quan sát cho rằng, những khoản chi này sẽ còn tiếp tục tăng trong giai đoạn tới, gây thêm sức ép lên chi tiêu công dù các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tích lũy những khoản nợ khổng lồ để cứu trợ nền kinh tế trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành.

Tại châu Âu, Đức đứng đầu danh sách chi tiêu với 100,2 tỷ euro (tương đương 2,8% GDP) khi nước này bị ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Nguồn cung này vốn đã giảm dần do nhiều lí do khác nhau nhưng giới quan sát các Chính phủ châu Âu cho rằng đó có thể là hành động trả đũa của Nga đối với các biện pháp trừng phạt từ phương Tây liên quan tới cuộc chiến ở Ukraine.

Viện Bruegel - một tổ chức tư vấn chính sách hiện đang theo dõi cách chi tiêu của các chính phủ EU trong cuộc khủng hoảng năng lượng đã xếp Italy là nước chi tiêu nhiều thứ 2 ở châu Âu, chỉ đứng sau Đức. Từ tháng 9/2021, Rome đã phân bổ 59,2 tỷ euro để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp trước xu hướng giá năng lượng tăng cao. Khoản chi đó tương đương 3,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

Cũng theo thống kê của Viện Bruegel, Pháp chi tiêu nhiều thứ 3 tại châu Âu với 53,6 tỷ euro được phân bổ kể từ khi nước này bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc tăng giá điện và khí đốt vào đầu tháng 11/2021. Con số trên tương đương 2,2% GDP của Pháp.

Nhìn chung kể từ tháng 9/2021, các nước EU đã chi ra 314 tỷ euro cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Ông Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao tại Viện Bruegel đưa ra nhận định con số trên sẽ tăng lên khi giá năng lượng vẫn leo thang. Dù vậy, ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs dự báo hóa đơn năng lượng của một gia đình châu Âu điển hình có thể lên tới 500 euro mỗi tháng vào đầu năm sau, so với 160 euro vào năm 2021.

Việc chi tiêu mạnh tay diễn ra sau khi các nước đã tiến hành những chính sách đối phó với đại dịch và làm gia tăng nợ công. Trong quý đầu tiên, nợ công tương đương tới 189% GDP của Hy Lạp, 153% ở Italy, 127% ở Bồ Đào Nha, 118% ở Tây Ban Nha và 114% ở Pháp.

Chi tiêu cao hơn cũng đi kèm với chi phí đi vay ngày một tăng. Vào tháng 7/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ để chống lại lạm phát phi mã - vốn là một hệ quả từ giá năng lượng tăng cao.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Pháp kỳ hạn 10 năm cũng đạt mức cao nhất trong 8 năm là 2,5% vào ngày 20/9, trong khi trái phiếu Đức hiện có mức lợi suất 1,8% sau khi bắt đầu năm 2022 với lợi suất âm. Lợi suất của trái phiếu Italy đã tăng gấp 4 lần - từ 1% hồi đầu năm nay lên 4% trong hiện tại. Diễn biến đó làm sống lại “bóng ma” của cuộc khủng hoảng nợ đe dọa Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) một thập kỷ trước.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi EU cải cách các quy tắc ngân sách. Khu vực châu Âu phải tránh để xảy ra các cuộc khủng hoảng nợ vốn gây nhiều bất ổn lớn và khiến chính EU gặp rủi ro.

EU đã đình chỉ các quy tắc hạn chế thâm hụt ngân sách của các nước ở mức tương đương 3% GDP và nợ ở mức 60% GDP cho đến năm 2023. Tháng sau, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra đề xuất cải cách các quy tắc ngân sách của khối 27 quốc gia, vốn đã bị phá vỡ bởi các cuộc khủng hoảng liên tiếp.

Chuyên gia Tagliapietra cho biết, ban đầu, các biện pháp chi tiêu này được thiết kế như phản ứng tạm thời đối với những gì được cho là vấn đề tạm thời. Tuy nhiên chúng đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần cấu trúc tài chính tại nhiều nước. Từ góc độ tài chính công, điều này rõ ràng không hề bền vững. Điều quan trọng là các Chính phủ phải nỗ lực tập trung những hành động đó vào các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất có thể.

PV

Tin bài khác
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.