
CEO sàn thương mại Tiki gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị công ty
Ngoài vấn đề về tài chính, với việc CEO kiêm đồng sáng lập sắp từ nhiệm, thời điểm khó khăn chắc chắn đang ở phía trước đối với Tiki, dù có muốn IPO hay không.

Theo trang DealstreetAsia, CEO sàn thương mại điện tử Tiki là ông Trần Ngọc Thái Sơn đã gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị công ty. Ông Sơn cũng là thành viên sáng lập Tiki - nền tảng thương mại điện tử ra đời năm 2010 với hướng đi bán sách tiếng Anh trực tuyến.
Tiki là một trong số ít start up được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ tiếp theo của Việt Nam. Năm 2021, start up này gọi vốn thành công 258 triệu USD cho vòng series E. Ở vòng gọi vốn trên, Tiki được định giá ở gần mức 1 tỷ USD.
Tuy nhiên kể từ đó, Tiki có phần "hụt hơi" so với các nền tảng thương mại điện tử khác như Lazada, Shoppee và gần đây là Tiktok.
Năm 2022, tổng doanh thu của Tiki giảm 7% so với năm 2021, trong khi chi phí tăng 4% cùng kỳ, khiến khoản lỗ hoạt động tăng thêm 39% trong tài khóa 2022.
Theo Tech In Asia, khoản lỗ của Tiki trong năm 2022 ước tính khoảng 100 triệu USD và công ty có thể hoạt động thêm trong 3 năm nữa trước khi cần thêm vốn. Điều này khiến việc IPO có thể phải đợi đến năm 2024 hoặc sang năm 2025.
Được biết, ông Trần Ngọc Thái Sơn (1981) từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành TMĐT tại Đại học New South Wales (Úc) năm 2007. Sau quãng thời gian ngắn làm việc tại Thái Lan, ông trở về Việt Nam đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau như Giám đốc marketing (tại Vinabook) hay Quản lý điều hành Vega.
Lấy cảm hứng từ Jeff Bezos của Amazon, doanh nhân Trần Ngọc Thái Sơn đã thành lập Tiki vào năm 2010 như một nền tảng bán sách trực tuyến. Tiki là từ viết tắt của “tìm kiếm và tiết kiệm”, với mục tiêu phản ánh tầm nhìn mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn và có giá phải chăng hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Tính đến tháng 3/2022, Tiki có khoảng 187 triệu USD tiền mặt và các khoản tương đương trên bảng cân đối kế toán. Con số này bao gồm số tiền thu được từ đợt gây quỹ khổng lồ trị giá 258 triệu USD vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, số tiền này chưa phản ánh khoản đầu tư 90 triệu USD của Tập đoàn tài chính Shinhan có trụ sở tại Hàn Quốc vào tháng 5/2022.
Ngoài vấn đề về tài chính, với việc CEO kiêm đồng sáng lập sắp từ nhiệm, thời điểm khó khăn chắc chắn đang ở phía trước đối với Tiki, dù có muốn IPO hay không.
Số liệu thống kê từ nền tảng nghiên cứu thị trường Metric cho biết trong 3 tháng đầu năm, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam gồm Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo đạt 39.000 tỷ đồng.
Shopee hiện đứng đầu về thị phần với doanh thu 24.700 tỷ đồng, chiếm 63,1%. Doanh thu của Tiki ở mức 846,5 tỷ đồng, xếp thứ 4.
Phương Linh (T/h)
Cùng chuyên mục


Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của Virgin Pilots với nhiên liệu carbon thấp

Các doanh nghiệp đầu tư Trung Quốc, HongKong, Singapore tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Hòa Bình

Kết nối doanh nghiệp vừa và lớn tại CorporateConnections Hanoi1: 5 giá trị cốt lõi đặc sắc

Khánh Hòa: Đối thoại, tiếp nhận thông tin của các doanh nghiệp du lịch

NVL: Đạt bước tiến mới trong xử lý 02 lô trái phiếu quy mô nghìn tỷ đồng
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay