Câu chuyện kinh doanh của startup kỳ lân thứ hai của Việt Nam
- Khởi nghiệp
- 07:39 01/12/2020
DNHN - Theo báo cáo kinh tế số E- Conomy SEA năm 2020 của Google, công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) là một trong 12 kỳ lân của khu vực Đông Nam Á. Như vậy, sau VNG, Việt Nam đã có startup thứ hai được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

Tại Hội thảo “Phát triển công nghệ tài chính Việt Nam trong mùa nhiễu động” trong khuôn khổ Techfest 2020, ông Lê Tánh – CEO VNPay đã có một số chia sẻ về câu chuyện kinh doanh của startup này.
“Không có thành công nào không phải trả giá”
Nói về chặng đường phát triển của doanh nghiệp, ông Lê Tánh cho biết “không có thành công nào không phải trả giá, VNPay cũng có những thời điểm đứng trước thách thức phải thay đổi”.
“Thách thức đầu tiên là làm thế nào thay đổi thói quen khách hàng vì những ý tưởng ban đầu mình đưa ra không ai dùng cả. Chúng tôi đi với một đối tác lớn, thuyết phục người dùng thay đổi thói quen. VNPay phải mất đến 6 năm thì các dịch vụ cốt lõi của fintech mới đem lại doanh thu đủ sống cho doanh nghiệp”, ông Lê Tánh nói.
Theo CEO VNPay, cách để doanh nghiệp này thành công là “đi từ những dịch vụ cơ bản và cần thiết nhất đến những thói quen cao hơn, xa hơn”.
“Thách thức thứ hai trong quá trình hoạt động đó là fintech là một lĩnh vực mới trong một không gian mới, rất cần những quy định mới. Trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ có giấy phép con và có quy định cái này được làm, cái kia không”, ông Tánh chia sẻ.
Người đứng đầu VNPay cho biết, “nếu bó buộc như thế chúng tôi không thể lớn được. Vì vậy, chúng tôi buộc phải xé rào, phải tìm cách tạo ra những dịch vụ mới trước vì chúng tôi biết rằng để cho ngân hàng nhà nước vào cuộc và các bộ ngành khác đồng ý thì phải có tiền lệ. Chúng tôi tạo ra các dịch vụ sau đó hỏi lại, nếu được chấp nhận thì đi theo”.
Theo CEO VNPay, để fintech phát triển vẫn còn nhiều rào cản cần phá bỏ. “Nhiều dịch vụ mới chúng tôi nghĩ có thể đem lại lợi ích cho khách hàng như việc người dân có thể thanh toán dịch vụ công hay đi xe buýt không phải mua vé giấy. Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa có tiền lệ, chi phí hỗ trợ xe buýt hiện không có chi phí hỗ trợ thanh toán”, ông Tánh nói.
“Sẽ cung cấp hệ thống ví điện tử mới dựa trên Blockchain”
Tại hội thảo, ông Lương Thái Bảo (Đại học Kinh tế Quốc dân) dẫn một nghiên cứu của Asia Partners cho biết, một quốc gia có thu nhập bình quân (đã điều chỉnh lạm phát) từ 3.500 – 7.000 USD thì quốc gia đó mới có cơ hội xuất hiện kỳ lân.
Trả lời câu hỏi về việc tại sao thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhưng đã có 2 startup tỷ USD, ông Lê Tánh cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế như dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng smartphone và Internet rất cao, các dịch vụ liên quan đến viễn thông, Internet có chi phí rẻ.
“Đó là động lực để chúng tôi đào sâu vào thị trường. Hệ sinh thái của VNPay từ chỗ tập trung vào phát triển nền tảng mobile banking và ngân hàng số cho hơn 30 đơn vị, chúng tôi cũng tạo ra các dịch vụ mới giúp ngân hàng có thêm doanh thu bên cạnh các dịch vụ tài chính truyền thống”, ông Tánh nói.
“Đối tác lớn thứ hai của chúng tôi là các nhà mạng, viễn thông – sở hữu tập khách hàng rất lớn. Chúng tôi đã cung cấp cho họ các dịch vụ như số hóa thanh toán, tạo ra thói quen không mua thẻ cào giấy mà sử dụng các hình thức mua trực tuyến. Từ đó thêm nhiều dịch vụ khác như các dịch vụ liên quan đến du lịch như mua vé, đặt phòng đến các tiện ích khác như điện, nước…”, CEO VNPay chia sẻ thêm.
Theo ông Tánh, việc xử lý dữ liệu lớn luôn là công nghệ hàng đầu đặt ra với những dịch vụ của VNPay.
“Chúng tôi thu từ khách hàng, người bán rồi lại trả lại cho ngân hàng. Những gì chúng tôi nhận được rất nhỏ nên để đạt được lợi nhuận chúng tôi phải xử lý hàng chục triệu giao dịch hàng ngày. Công nghệ xử lý dữ liệu lớn là công nghệ chúng tôi đã thành công”, ông Tánh nói.
CEO VNPay cũng cho biết, trong năm tới kỳ lân thứ hai của Việt Nam sẽ cung cấp một hệ thống ví điện tử mới dựa trên nền tảng Blockchain. “Đó là kết quả nghiên cứu suốt 2 năm qua của chúng tôi”, doanh nhân này cho hay.
PV
Tin liên quan
#VNPay

VNPay trở thành kỳ lân công nghệ thứ 2 của Việt Nam với định giá trên 1 tỷ USD
Theo báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020, VNPay chính thức trở thành kỳ lân công nghệ thứ 2 tại Việt nam sau VNG, tức là startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Tốt hay xấu chuyện công ty lớn mua lại Startup?
Hầu hết mọi người cho rằng đây là tín hiệu tốt khi cả người sáng lập và nhà đầu tư đều nhận được lợi nhuận, tuy nhiên biên tập viên nổi tiếng, Hunter Walker lại có quan điểm khác.
Loship trở thành startup đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á được nhà đồng sáng lập phần mềm Skype rót vốn
Chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Lozi và sau này là Loship, Golden Gate Ventures đã giới thiệu Loship như một cơ hội đầu tư giàu tiềm năng cho MetaPlanet tại thị trường Đông Nam Á.
Lê Yên Thanh, CEO BusMap: Khởi nghiệp từ công nghệ “made in” Việt Nam
Từng được Google giữ lại với mức lương 6.000 USD nhưng CEO BusMap lại “chọn đường khó hơn” khi về Việt Nam khởi nghiệp...
Vượt qua rào cản màu da, những nữ doanh nhân da màu này đã phá vỡ doanh thu hàng tỉ đô la
Sự nỗ lực của những doanh nhân da màu một lần nữa phá tan định kiến.
Startup đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ in 3D để phát triển tên lửa
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles có những kế hoạch lớn với dự định phóng tên lửa Terran 1 in 3D vào cuối năm nay.
Công bố bản đồ đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844, Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với vai trò trung tâm của startup, bao gồm các thành phần được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí.
Startup Oribi gọi vốn thành công 15,5 triệu USD
Startup Oribi - một công cụ phân tích tiếp thị No-code, đã huy động được 15,5 triệu đô la trong vòng gọi vốn serie-B do Ibex dẫn đầu.
Chàng trai 9X đam mê khởi nghiệp chinh phục khó khăn
Phạm Công Nhất là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Sau 4 năm ra trường, anh đã phát triển 5 gian hàng chính hãng tiến tới xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Startup Go2Joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ liên tiếp gọi được hàng triệu USD vốn đầu tư
Vào đầu tháng 2.2021, Go2joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ tiếp tục hoàn thành đợt gọi vốn mới, trong vòng đầu tư A+ với giá trị lên đến 2,3 triệu USD.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel phát triển mạnh mẽ
Tính đến hết năm 2020, có hơn 30 công ty công nghệ ở Israel được định giá trên 1 tỷ USD. Chỉ trong tháng 01.2021, các công ty khởi nghiệp (startup) của Israel đã huy động được mức kỷ lục 1,44 tỉ USD.