Thứ ba 15/07/2025 07:58
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ có thêm “oxy”

Theo GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đệ, Công điện 22 ngày 9/03/2025 của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm 30% thủ tục hành chính, giảm thuế VAT và lãi suất ngân hàng chính là “cú hích” kịp thời để doanh nghiệp phục hồi và bứt phá trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều thách thức.
LTS: Trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang đối mặt với nhiều thách thức, việc cải cách thủ tục hành chính, giảm thuế và lãi suất ngân hàng đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trao đổi với GS. Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ - Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực, để làm rõ về những tác động tích cực từ Công điện 22 đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ có thêm “oxy”
GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đệ đưa ra những quan điểm sau khi Chính phủ ban hành công điện 22 đối với doanh nghiệp

Thưa GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đệ, Chính phủ vừa ra Công điện 22, chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, giảm thuế VAT và lãi suất ngân hàng. Theo ông, chỉ đạo này có sát với mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp không?

GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đệ: Công điện 22 của Thủ tướng Chính phủ, vừa được ban hành ngày 9/3/2025, thực sự là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp. Với vai trò là thành viên Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng và Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, tôi có thể khẳng định rằng chỉ đạo này rất sát với mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp.

Trong suốt thời gian qua, từ các cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp trên cả nước, chúng tôi nhận thấy ba vấn đề lớn mà doanh nghiệp luôn kiến nghị: Thứ nhất là giảm bớt gánh nặng thủ tục hành chính; thứ hai là giảm chi phí tài chính như thuế và lãi suất vay; thứ ba là tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi hơn. Công điện 22 đã đánh trúng cả ba điểm này khi yêu cầu cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025, đồng thời thúc đẩy chính sách tín dụng để hạ mặt bằng lãi suất. Đây là những gì doanh nghiệp mong mỏi từ lâu, và tôi tin rằng cộng đồng doanh nghiệp sẽ đón nhận chỉ đạo này với sự phấn khởi và kỳ vọng lớn.

Vậy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hưởng lợi gì khi chỉ đạo này được thực thi, thưa ông?

GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đệ: Khi Công điện 22 được triển khai hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, việc cắt giảm 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí cơ hội. Thay vì phải “chạy đi chạy lại” qua nhiều cửa, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường. Đặc biệt, việc yêu cầu các thủ tục phải được thực hiện trên môi trường điện tử sẽ tạo ra sự thông thoáng, minh bạch và hiện đại hóa trong quản lý.

Ngoài ra, việc cắt giảm thủ tục hành chính cũng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng hơn, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển mà không phải đối mặt với những rủi ro từ các thủ tục không cần thiết hoặc chi phí không chính thức.

Thứ hai, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2025 sẽ trực tiếp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, từ đó giúp họ hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm, qua đó kích thích tiêu dùng nội địa – một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ có thêm “oxy”
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ Công điện 22 của Chính phủ

Thứ ba, việc giảm mặt bằng lãi suất ngân hàng, như chỉ đạo quyết liệt trong Công điện, sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – lực lượng chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Khi chi phí vay giảm, doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư vào công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tôi cho rằng đây là “cú hích” kịp thời để doanh nghiệp phục hồi và bứt phá trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều thách thức.

Ví dụ, hiện nay, nhiều bệnh viện tư nhân đang đầu tư vào trang thiết bị y tế hiện đại, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số…, nhưng nếu lãi suất quá cao thì rất khó mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Khi lãi suất giảm, doanh nghiệp có thêm động lực để đầu tư phát triển dài hạn.

Tác động của chỉ đạo này tới bức tranh chung của kinh tế tư nhân sẽ như thế nào, thưa ông?

GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đệ: Tác động của Công điện 22 tới kinh tế tư nhân, theo tôi, là rất tích cực và mang tính dài hạn. Kinh tế tư nhân hiện là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp hơn 40% GDP và tạo ra hàng triệu việc làm. Khi các chính sách trong Công điện được thực thi đồng bộ, chúng ta sẽ thấy một bức tranh kinh tế tư nhân khởi sắc hơn.

Trước hết, việc cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí tài chính sẽ khơi thông dòng chảy nguồn lực, giúp kinh tế tư nhân vận hành trơn tru và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp sẽ có thêm “oxy” để vượt qua khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Thứ hai, chính sách này sẽ khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, bởi khi gánh nặng hành chính và tài chính được giảm bớt, các ý tưởng kinh doanh mới sẽ có cơ hội được hiện thực hóa.

Hơn nữa, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng về việc điều hành tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ, chuyển đổi số và nhà ở xã hội, kinh tế tư nhân sẽ được định hướng phát triển bền vững hơn.

Tôi kỳ vọng rằng, từ nay đến cuối năm 2025, chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực này, góp phần đưa GDP cả nước đạt mục tiêu 8% như Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Đây cũng là tiền đề để kinh tế tư nhân tiếp tục khẳng định vai trò động lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Xin trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ.

Tin bài khác
VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

Trước hàng loạt bất cập trong hệ thống pháp luật đang cản trở hoạt động sản xuất – xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị gửi Bộ Tư pháp, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ rào cản và cải thiện môi trường đầu tư.
Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có sự “liên thông” đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mất thời gian tra cứu, chuẩn bị và xử lý hồ sơ.
Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, hoạt động tiếp nhận, trưng bày và trao trả hồ sơ chiến tranh tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định nỗ lực chung trong hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển khó khăn khi đối mặt với tình trạng dư thừa công suất ngày càng rõ nét, bất chấp sản lượng và tiêu thụ trong nước tăng trưởng tương đối khả quan.
Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Chiếm hơn 50% GDP và gần 90% việc làm, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là trụ cột kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, thủ tục và môi trường kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững. Theo ông Phạm Hải Tùng – Phó Chủ tịch Trung ương Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện thực hóa nghị quyết đòi hỏi sự kiên định và đồng lòng từ nhiều phía.
Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, 38 tuyến đường, phố mới đã được đặt tên.
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng chính thức hợp nhất, lấy tên mới là Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, hoạt động tại hai văn phòng ở Hội An và Ariyana Đà Nẵng, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du lịch miền Trung.
Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong chuyển đổi số

Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong chuyển đổi số

Với vai trò là đầu mối chiến lược giữa chính quyền và báo chí, Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh đang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao năng lực tổ chức – truyền thông, góp phần lan tỏa hiệu quả chính sách, hình ảnh thành phố thân thiện, hiện đại.
Trực tiếp: Tọa đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”

Trực tiếp: Tọa đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”

Sáng ngày 9/7, đang diễn ra Chương trình tọa đàm với chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”. Tọa đàm do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì; Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập phối hợp cùng Tập đoàn giáo dục trực tuyến Unica tổ chức.
Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Theo ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún, rời rạc và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất.
Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (có hiệu lực từ ngày 01/10/2025) thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển, lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật và đặt ngang hàng với khoa học công nghệ.
Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả

Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả

Từ ngày 4 - 6/7, Công ty Cổ phần Du lịch Vietravel - Chi nhánh Khánh Hòa tổ chức chương trình famtrip với chủ đề "Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả" nhằm khảo sát, kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập.
Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, trong quá trình vận hành chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp hiện nay, cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả làm đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.
Lan tỏa mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh IMO tại Bắc Ninh

Lan tỏa mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh IMO tại Bắc Ninh

Một sáng kiến thiết thực vì môi trường đã diễn ra tại phường Đồng Nguyên, tỉnh Bắc Ninh thu hút gần 50 phụ nữ nội trợ tham gia.
IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI cùng Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy truyền thông bền vững, lan tỏa tri thức và trao quyền cho nữ doanh nhân.