
Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
Thương vụ Việt Nam tại Australia đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhập khẩu vào Australia để tranh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, thời điểm gần đây, việc chậm thông quan hàng hóa nhập khẩu, nhất là ở khâu kiểm dịch đã trở nên trầm trọng, tập trung ở hai bang New South Wales và Victoria. Một trong những lý do chính là hiện nay Australia đang thiếu lao động ở nhiều lĩnh vực, trong khi đó thương mại tăng trưởng và việc lây nhiễm COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp.
Không chỉ mặt hàng tôm mà các mặt hàng cần phải kiểm dịch khi nhập khẩu vào Australia đều phải đối diện với tình trạng bị chậm trễ trong kiểm dịch, thông quan (không riêng gì hàng hóa từ Việt Nam). Do đó, khi xuất khẩu mặt hàng nông, thủy sản nói chung vào Australia, để hạn chế sự chậm trễ trong khâu kiểm dịch, Thương vụ Việt Nam tại Australia đề xuất doanh nghiệp cần điền đầy đủ và chính xác thông tin của khách hàng để khâu đánh giá ban đầu không mất nhiều thời gian.

Nếu hàng hóa của doanh nghiệp sẵn sàng để kiểm dịch trong thời gian ngắn (có thể cung cấp hàng kiểm dịch trong vòng 30 phút), doanh nghiệp cần phải thể hiện yêu cầu này trong mục “option” trong yêu cầu kiểm dịch, khi đó doanh nghiệp có thể được xếp vào thứ tự ưu tiên. Trường hợp doanh nghiệp cần kiểm dịch ngoài giờ, cần nêu rõ thời gian và tình trạng sẵn sàng của hàng hóa.
Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhập khẩu vào Australia để tranh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện khó khăn hiện nay. Đối với hàng hóa bị ảnh hưởng bởi kiểm dịch chậm, doanh nghiệp nên có kế hoạch xuất khẩu dài hạn, đàm phán với nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu cùng chia sẻ chi phí trong thời gian chờ kiểm dịch.
Với nông sản tươi theo mùa vụ, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã đề xuất nhà nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không. Đồng thời, vận động các nhà nhập khẩu ở Tây Australia, Nam Australia - nơi không bị quá tải như 2 bang nêu trên đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa. Với các lô hàng quả tươi đến Australia, Thương vụ chủ động làm việc với nhà nhập khẩu về lịch nhập và đề xuất phối hợp, có ý kiến với cơ quan kiểm dịch.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến cáo: Đối với mặt hàng trái cây tươi, đề nghị DN đàm phán với nhà nhập khẩu để có thể vận chuyển bằng đường hàng không, đồng thời phối hợp với Thương vụ để đẩy mạnh quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ với giá tốt.
PV
- Điều gì khiến Việt Nam ngày một thu hút các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc?
- Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
- Sức huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội đang tiếp tục tăng trưởng
- Cốc Cốc chính thức tham gia vào cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo
- Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng
Cùng chuyên mục


Thanh Hóa thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng

Thủ tướng: Hà Giang cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Nhiều dấu hiệu cho thấy sản xuất công nghiệp đang dần khởi sắc

TPHCM đặt mục tiêu chỉ số cải cách hành chính sẽ vào nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế