Cần Thơ phát triển kinh tế ban đêm để thúc đẩy du lịch
- Du lịch
- 08:25 26/02/2021
DNHN - Cần Thơ sẽ thí điểm thực hiện đề án phát triển kinh tế ban đêm tại quận Ninh Kiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm của du khách và người dân đô thị.
Ông Dương Tấn Hiển - Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ, mới đây đã ký Quyết định số 40/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”.
Quyết định này, yêu cầu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ trình đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều) cho UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt trước tháng 6/2021.

Thông tin Quyết định số 40/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần Thơ cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng trưởng bình quân của thành phố Cần Thơ đạt 7,27%, quy mô kinh tế, tăng gấp 7 lần so với cách đây 15 năm, ngân sách cân đối và có điều tiết về Trung ương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khẳng định vai trò thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long về dịch vụ và công nghiệp, cũng như làm vai trò đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế và là 1 trong 6 đô thị trọng điểm thực hiện đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thành phố Cần Thơ đã từng bước khẳng định vai trò trung tâm về giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Cần Thơ giảm ở mức thấp nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu đến năm 2030, thành phố Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistic, công nghiệp chế biến và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là đô thị hạt nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ tiêu trong 5 năm tới là: Tăng trưởng đạt mức 7,5-8%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10-12,5%, thu nhập đạt từ 6.200-6.800 USD.
Theo nhận định của UBND thành phố Cần Thơ, trong những năm qua kinh tế ban đêm đã hình thành, góp phần đóng góp phát triển kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ. Hiện tại, các hoạt động về đêm của thành phố Cần Thơ, đặc biệt là trên địa bàn quận Ninh Kiều tập trung vào 03 hoạt động chính là: Các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ tại chợ đêm Tây Đô (Chợ Cổ), chợ đêm Ninh Kiều, chợ đêm Trần Phú; các khu vực ăn uống ẩm thực và nhà hàng tập trung ở đường Võ Văn Kiệt, vòng xoay hồ Bún Xáng, vòng xoay hồ Xáng Thổi… Kinh doanh siêu thị, thời trang, mỹ phẩm, của các tiểu thương, doanh nghiệp phục vụ khách nội địa và khách du lịch tập trung ở các tuyến đường Mậu Thân, đường Nguyễn Trãi, đường Trần Hưng Đạo, đường 30/4… Các dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, bar, caffe,… thường hoạt động đến gần giữa đêm và một số hoạt động đến 3 giờ sáng.
Tuy nhiên đến nay trên địa bàn Ninh Kiều chưa có khu vực kinh tế đêm tập trung đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm của du khách và người dân đô thị… Sau khi thực hiện đề án sẽ giúp quy hoạch phân khu, đề xuất các biện pháp, giải pháp tiếp thị hình ảnh của TP đến du khách.
Theo đề cương, nội dung chủ yếu của đề án là triển khai thí điểm phát triển kinh tế đêm trên địa bàn quận Ninh Kiều theo hướng tổ chức xuyên đêm, phân loại mô hình tổ chức trong nhà và ngoài trời, trong không gian đi bộ như không gian đi bộ khu vực công viên sông Hậu, bến Ninh Kiều, các chợ đêm. Phát triển tuyến phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ.
Tổ chức các chợ đêm hoạt động thường xuyên và sự kiện ngoài trời vào các tối cuối tuần. Cho phép một số quán bar, nhà hàng trong khu vực tập trung mở cửa đến 2 giờ sáng và một số hoạt động xuyên đêm như tour ngắm bình minh trên sông Hậu, khám phá sông nước miệt vườn bằng ca-nô, tham quan chợ nổi Cái Răng…
Sắp xếp ngành hàng, phát triển các tuyến phố chuyên doanh. Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch các hoạt động kinh tế đêm trên địa bàn TP. Giải pháp cho hoạt động sắp xếp là sẽ căn cứ trên cơ sở vật chất, hiện trạng dịch vụ hoạt động về đêm hiện có để chọn lọc các khu vực, hạn chế những khu vực dịch vụ đang nằm xen kẽ trong địa bàn khu dân cư.
Về thời gian thực hiện thí điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều, không bao gồm bờ kè sông Hậu và các tuyến, cụm kinh tế đêm sẵn có. Giai đoạn đầu tập trung phát triển không gian động lực cho kinh tế đêm để tạo tiền đề. Giai đoạn hai sẽ được triển khai ở các quận huyện còn lại, dự kiến sau 1-2 năm thí điểm ở Ninh Kiều.
Cần Thơ, với dân số ước tính khoảng 1,61 triệu người, là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng,
Đây không phải là địa phương duy nhất ở Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế ban đêm.
Tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế về đêm của cả nước, cho phép các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và các điểm du lịch khác như Hội An, Huế, Đà Lạt, Phú Quốc. thí điểm các dịch vụ ban đêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng.
Minh Ly
Tin liên quan
#kinh tế ban đêm

Về góc độ quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm ở Việt Nam
Để mở đường cho kinh tế ban đêm tại Việt Nam phát triển, việc nghiên cứu chính sách phát triển hoạt động kinh tế ban đêm tại một số quốc gia là hết sức cần thiết.

Kinh tế ban đêm: "Cửa sáng" cho ngành dịch vụ
Kinh tế ban đêm - Night time economy(NTE)- là sự kéo dài của một số ngành kinh doanh đặc thù, nhất là dịch vụ thương mại và du lịch; nói cách khác, đây là các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ 18h đến 6h sáng hôm sau, bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm…

Trung Quốc và công cuộc dồn sức cho nền kinh tế ban đêm
Vốn đã nổi tiếng với hàng loạt khu phố sôi động, sầm uất về đêm, song Trung Quốc đang thể hiện quyết tâm biến kinh tế ban đêm thực sự trở thành “mỏ vàng”. Bằng những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ, tới đây quốc gia tỷ dân sẽ “chiêu đãi” khách du lịch trên khắp thế giới những khu phố đêm “không ngủ”, dù chỉ một phút.

Các chuyên gia nói gì về chính sách kinh tế ban đêm
Việc phát triển kinh tế ban đêm không chỉ giúp tăng trưởng GDP mà còn giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động
Đọc thêm Du lịch
Bình Phước: Lễ hội Miếu Bà Rá di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Miếu Bà Rá thờ Bà Chúa xứ nương hay thường gọi là Bà Rá, được xem là tín ngưỡng thờ mẫu có ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần của nhân dân. Vào các ngày rằm, mùng một hằng tháng hay các ngày lễ, tết, nhân dân quanh vùng và các địa phương lân cận lại đến Lễ Bà để cầu mong cho đất nước an lành, nhà nhà ấm no và gia đình may mắn.
Ba Vì: Điểm nhấn lễ hội du lịch ngoại thành Hà Nội
Trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch và giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội 2021, với nhiều khu du lịch Ba Vì được xem là một trong những hoạt động điểm nhấn ở khu vực ngoại thành Hà Nội để kích cầu du lịch Thủ đô, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.
Cửa Lò “an toàn, thân thiện, mến khách” đã sẵn sàng chào đón du khách về “giải nhiệt” mùa hè 2021
Với chủ đề “an toàn, thân thiện, mến khách”, đô thị du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương về “giải nhiệt” mùa hè 2021…
Tỉnh Phú Thọ: Công bố tour du lịch đêm Đền Hùng “Trở về cội nguồn - linh thiêng Đất Tổ”
Đêm qua 12/4/2021, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (VH,TT&DL) phối hợp với Hội lữ hành Hà Nội tổ chức Chương trình Công bố tour du lịch đêm Đền Hùng “Trở về cội nguồn - linh thiêng Đất Tổ”. Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi các hoạt động sự kiện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu - 2021.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cơ hội để du lịch bứt phá trở lại
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sẽ kéo dài 4 ngày, được dự báo sẽ là dịp ngành du lịch khởi sắc trở lại, tăng doanh thu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt ở trong nước.
Chuẩn bị diễn ra Lễ hội du lịch và văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2021
Hà Nội là một trong số ít địa phương tiên phong, mạnh dạn triển khai các hoạt động kích cầu du lịch trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát.
Cà Mau: Triển khai nhiều chương trình thúc đẩy, phục hồi du lịch hậu Covid-19
Với Chủ đề “Cà Mau – Điểm đến năm 2021”, Chính quyền tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, khai thác tiềm năng và thế mạnh sẵn có, thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Du lịch Hòa Bình đang tăng tốc
Hoạt động du lịch của tỉnh Hòa Bình đang tích cực được phục hồi, phát triển sau diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Tìm giải pháp phát triển "du lịch bền vững" cho ngành Du lịch Việt Nam và Thái Lan
Vừa qua, tại Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tổ chức buổi báo cáo quá trình thực hiện dự án “Phát triển du lịch bền vững cho nền du lịch Thái Lan và Việt Nam” do Quỹ Erasmus+ của Liên minh châu Âu tài trợ.
Đón đoàn famtrip “Nha Trang Biển gọi” khảo sát du lịch tại Khánh Hòa
Chiều 8/4/2021 tại Làng nghề Trường Sơn (TP. Nha Trang), Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ đón đoàn famtrip “Nha Trang Biển gọi” đến khảo sát du lịch. Ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến dự.