Thứ tư 02/07/2025 07:32
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cách startup phần mềm dịch vụ Ấn Độ vượt qua "cái bóng" của công nghệ tiêu dùng

11/01/2022 23:39
Sự phát triển của Whatfix là minh chứng đã đến lúc cộng đồng khởi nghiệp SaaS Ấn Độ bước ra khỏi "cái bóng" của Internet tiêu dùng trong hơn một thập kỷ
Ấn Độ là nơi đặt trụ sở của khoảng 9.000 công ty SaaS, trong đó có khoảng 1.300 công ty đã huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm
Ấn Độ là nơi đặt trụ sở của khoảng 9.000 công ty SaaS, trong đó có khoảng 1.300 công ty đã huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. (Ảnh: Reuters)

Khadim Batti, đồng sáng lập công ty khởi nghiệp phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) Ấn Độ, Whatfix, chia sẻ về hành trình vượt qua "cái bóng" của công nghệ tiêu dùng, vươn lên nắm thế chủ động trong những năm qua. Batti và công ty đã không ít lần gặp khó khăn. Anh kể năm 2015, phía quỹ đầu tư mạo hiểm đã bác bỏ các giải pháp ứng dụng web mà Whatfix cung cấp, thậm chí cho rằng, công ty sẽ sớm thất bại nếu không có chiến lược ưu tiên thiết bị di động. Không nản lòng, Batti từng bước đưa công ty đến thành công ngày hôm nay. Giờ đây, Microsoft, Cisco, công ty chăm sóc sức khỏe của Mỹ là Cardinal Health và "gã khổng lồ" hóa chất Hà Lan, Akzo Nobel nằm trong top 500 công ty toàn cầu là khách hàng quen thuộc của Whatfix.

Theo Batti: "Vào năm 2015, rất nhiều startup tiêu dùng ở Ấn Độ thử nghiệm phương pháp tiếp cận ưu tiên thiết bị di động và trở thành trào lưu. Thế nhưng chúng tôi muốn tạo ra một sản phẩm cho doanh nghiệp bởi chúng tôi biết giới đầu tư đều xem xét xu hướng, lưu lượng truy cập của người dùng mỗi ngày". Những cơ hội như vậy đã mở ra con đường phát triển mới cho các nhà sản xuất phần phềm "cây nhà lá vườn" như Whatfix. Đến năm 2021, startup huy động thành công khoảng 140 triệu đô la từ các nhà đầu tư bao gồm SoftBank, Eight Road Ventures và Sequoia Capital.

Sự phát triển của Whatfix là minh chứng đã đến lúc cộng đồng khởi nghiệp SaaS Ấn Độ bước ra khỏi "cái bóng" của Internet tiêu dùng trong hơn một thập kỷ. Báo cáo của Bain & Co chỉ ra các công ty SaaS tại đây gọi vốn khoảng 4,5 tỷ USD vào năm 2021, tăng mạnh so với 1,7 tỷ USD vào năm 2020. Con số này còn vượt trội hơn gấp nhiều lần so với năm 2018, họ chỉ kiếm được 800 triệu USD.

Theo Bain, Ấn Độ là nơi đặt trụ sở của khoảng 9.000 công ty SaaS, trong đó có khoảng 1.300 công ty đã huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ít nhất 13 công ty khởi nghiệp SaaS của Ấn Độ được định giá hơn 1 tỷ đô la. Ngoài ra, 6 cái tên tiêu biểu trong số này đã trở thành kỳ lân như nhà cung cấp giải pháp thử nghiệm BrowserStack, công ty giải pháp tài năng Eightfold, nền tảng nhắn tin doanh nghiệp Gupshup, nền tảng quản lý đăng ký Chargebee, nền tảng phân tích dữ liệu sức khỏe Innovaccer và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ bán hàng Mindtickle.

Báo cáo cho biết thêm, các công ty SaaS của Ấn Độ có thể chiếm khoảng 8% đến 9% thị trường toàn cầu vào năm 2025, dự kiến tạo ra 30 tỷ USD doanh thu hàng năm. Prasanna Krishnamoorthy, đối tác tại Upekkha chỉ ra rằng nhờ lượng vốn dồi dào trong vài năm qua cũng như nhận được công nhận trên toàn cầu, các công ty SaaS trở nên có động lực để xây dựng phần mềm cho các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là khách hàng ở Hoa Kỳ. Công ty dữ liệu Statista ước tính Mỹ chiếm 292 tỷ USD trong tổng số 578 tỷ USD doanh thu phần mềm toàn cầu vào năm 2021, trong đó Ấn Độ đóng góp khoảng 6 tỷ USD.

Các nhà phân tích đồng tình rằng startup SaaS làm việc với chi phí thấp hơn so với các công ty cùng ngành ở Mỹ, lợi thế này giúp họ vượt qua các hạn chế về vốn. Sanchit Vir Gogia, người sáng lập và Giám đốc điều hành tại Greyhound Research cho hay: "Vì SaaS xây dựng dựa trên nền tảng đám mây nên không bị cố định không gian. Các công ty này giảm thiểu chi phí đáng kể bằng cách mã hóa tại Ấn Độ và chuyển đi toàn thế giới, không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn có dịch vụ hỗ trợ, bảo trì và triển khai".

Gần đây, ngành này cũng thúc đẩy quan hệ đối tác với các chuyên gia công nghệ thông tin. Vào tháng 6, Freshworks đã công bố hợp tác với Tata Consultancy Services để cùng phát triển các công cụ bán hàng, tiếp thị, hỗ trợ khách hàng và tương tác. Vào tháng 10, HCL đã công bố hợp tác với Innovacer để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số cho các công ty khoa học đời sống và chăm sóc sức khỏe.

Naveen Mishra, Giám đốc cấp cao, nhà phân tích của Gartner nhận định: "Khi các công ty lớn muốn cải thiện doanh thu kỹ thuật số, họ phải đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh liên quan đến đám mây. Chúng ta sẽ thấy những thương vụ mua lại, hợp tác giữa SaaS với nhiều gã khổng lồ khác".

TL

Tin bài khác
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Không còn bị hòa lẫn trong các chương trình hỗ trợ chung, cộng đồng khởi nghiệp lần đầu tiên nhận được gói chính sách chuyên biệt. Vậy start-up lựa chọn linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?
Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đại biểu Trần Thị Vân đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Từ bỏ nghề bác sĩ để trở về buôn làng, Y Pốt Niê đã viết nên câu chuyện truyền cảm hứng khi chinh phục thị trường quốc tế bằng hương vị cà phê và bản sắc văn hóa Ê Đê.
Vượt qua 350 startup, trợ lý AI Việt Nomi chiến thắng tại GITEX Asia 2025

Vượt qua 350 startup, trợ lý AI Việt Nomi chiến thắng tại GITEX Asia 2025

Trợ lý AI Việt Nomi không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian nhập liệu mà còn tối ưu hóa ngân sách, tăng hiệu quả chi tiêu lên đến 40% và hướng tới xây dựng thói quen tài chính bền vững.