Thứ ba 22/10/2024 14:26
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Các tỷ phú thế giới cất giấu tài sản ở đâu?

17/02/2022 17:33
Tạp chí Forbes (Mỹ) đã dành nhiều tháng trời để điều tra xem đâu là nơi các tỳ phú và giới đầu tư giàu có ưa chuộng để cất giấu tài sản? Và câu trả lời là quốc gia nhỏ bé Luxembourg.
aa
uxembourg cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với vị trí đắc địa cũng như văn hoá vô cùng đặc sắc
Luxembourg là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với vị trí đắc địa cũng như văn hoá vô cùng đặc sắc. (Ảnh: AP)

Luxembourg có tên chính thức là đại công quốc Luxembourg, thuộc nội địa Châu Âu. Chỉ có diện tích 2.586,4 km2, bằng một nửa diện tích bang Delaware, Mỹ. Dành độc lập vào năm 1893 với chặng đường lịch sử khá dài.

Tuy là quốc gia nhỏ bé nhưng Luxembourg có nền kinh tế khá phát triển, thuộc top các nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Luxembourg cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với vị trí đắc địa cũng như văn hoá vô cùng đặc sắc. Đất nước này là trung tâm quyền lực của nhiều cơ quan như Liên Minh Châu Âu (EU), Toà án kiểm toán Châu Âu, Ngân hàng đầu tư Châu Âu, Cơ chế ổn định Châu Âu và Ban thư kí Nghị viện Châu Âu.

Ông trùm hàng hiệu Pháp, tỷ phú Bernard Arnault
Ông trùm hàng hiệu Pháp, tỷ phú Bernard Arnault. (Ảnh: Rueters)

Theo Forbes, tỷ phú Bernard Arnault Chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn LVMH và danh nhân Amancio Ortega của thương hiệu thời trang Zara, đã đặt tài sản trị giá gần 30 tỉ USD từ máy bay, trực thăng đến vườn nho và khách sạn sang trọng vào các công ty cổ phần nhỏ ở Luxembourg.

Vào tháng 8, nhà tài phiệt người Pháp Bernard Arnault, người khi đó giàu thứ 3 thế giới đã bán 5,5% cổ phần trong nhà bán lẻ Carrefour với giá khoảng 850 triệu USD cổ phiếu thông qua Cervinia Europe, một công ty được đăng ký kinh doanh tại Luxembourg.

Arnault thành lập Cervinia Europe vào năm 2013 và sau đó chuyển nhượng một phần cổ phần tại Carrefour cho một công ty khác có trụ sở tại Luxembourg. Ông thành lập công ty này để nắm giữ cổ phần tại Carrefour vào năm 2007, khi lần đầu tiên ông mua lại 9,1% cổ phần.

Tuy nhiên, đây không phải là tài sản duy nhất của Arnault nằm ở Luxembourg. Ngoài cổ phần tại Carrefour, ông còn sở hữu hơn 20 công ty đặt tại nước này.

Tỉ phú Amancio Ortega và vợ
Tỉ phú Amancio Ortega và vợ. (Ảnh: CORD MAGAZINE)

Luxembourg được các tỉ phú và giới đầu tư giàu có ưa chuộng nhờ quy định không quá nghiêm ngặt đối với công ty nắm giữ cổ phần, chế độ thuế thân thiện với giới nhà giàu và đội ngũ đông đảo luật sư thuế, nhân viên kế toán và nhà cố vấn và tính bảo mật tương đối cao của nước này (tính đến 2 năm trước).

Ngoài ra, Luxembourg cũng ký hiệp ước thuế với một số quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc và tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Nhờ đó, quốc gia nhỏ bé này trở thành địa điểm hấp dẫn đối với giới đầu tư tìm cách giảm bớt gánh nặng thuế bằng cách lập công ty nắm giữ cổ phần ở đó.

"Ở Luxembourg có vùng xám, nơi các cá nhân sử dụng công ty để cất giữ một phần tài sản của họ. Nước này có tình hình chính trị ổn định và một bộ máy pháp lý rất phát triển" – ông Jan Fichtner, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trường ĐH Amsterdam (Hà Lan), chuyên nghiên cứu các trung tâm tài chính nước ngoài, giải thích.

Các tỉ phú thường sử dụng các công ty cổ phần Luxembourg để đầu tư vào tài sản ở nơi khác. Một số người, chẳng hạn như ông Arnault và ông trùm thời trang Tây Ban Nha Amancio Ortega, nắm cổ phiếu đại chúng, công ty tư nhân hoặc bất động sản thông qua các công ty nắm giữ cổ phần ở Luxembourg, từ đó hưởng lợi từ chính sách miễn thuế cổ tức của nước sở tại.

Những người khác, chẳng hạn ông trùm kim loại Nga Mikhail Prokhorov và tỉ phú Ý John Elkann, sở hữu các tài sản nhỏ hơn như khách sạn hoặc công ty tư nhân thông qua các công ty ở Luxembourg. Thỉnh thoảng, họ đóng cửa những công ty này sau khi hưởng lợi từ các khoản đầu tư mà không phải đóng thuế.

Đối với các tỉ phú nói trên, những lợi ích chủ yếu là được tái đầu tư cổ tức và lợi tức vốn vào các tài sản khác mà không phải đóng thuế. Theo một luật sư thuế ở Luxembourg, cổ tức từ các công ty nắm giữ cổ phần tại nước này thường được tái đầu tư miễn thuế, cho phép nhà đầu tư tận dụng ưu đãi miễn thuế cổ tức 100%.

Trong khi đó, lập một công ty ở nước ngoài không quá tốn kém. Chỉ mất khoảng 5 - 10 triệu USD, người ta có thể lập một công ty và chuyển tiền qua nó, theo ông Thom Townsend, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận minh bạch doanh nghiệp OpenOwnership.

Thực tế là, giới nhà giàu đã "gửi" tài sản ở những nơi như Luxembourg trong hàng thập kỷ qua bằng những cách thức khó phát hiện. Thế nhưng, tình hình đang dần thay đổi từ khi chính quyền Luxembourg thành lập cơ quan đăng ký kinh doanh công khai vào tháng 3/2019 để theo dõi chủ sở hữu có lợi của mọi công ty.

Động thái này diễn ra sau khi Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế công bố "Hồ sơ Panama" về chuyện che giấu tài sản ở nước ngoài.

PV

TAGS:

Tin bài khác
Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike

Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike's

Với thành công đạt được, ông chủ Jersey Mike's - Peter Cancro trở thành minh chứng sống cho tinh thần dám nghĩ dám làm và khả năng nắm bắt cơ hội nhanh nhạy.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Bà Đặng Huỳnh Ức My cam kết vì lợi ích chung của 91% cổ đông tại TTC AgriS

Bà Đặng Huỳnh Ức My cam kết vì lợi ích chung của 91% cổ đông tại TTC AgriS

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT TTC AgriS, tiếp tục được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á lần thứ ba tại Giải thưởng Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024.
Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Khối tài sản của tỷ phú Arnault hiện đã rớt xuống vị trí thứ năm trong Chỉ số tỷ phú Bloomberg, và ông cũng là người mất nhiều tiền nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới, với mức giảm 37 tỷ USD.
KBC của ông Đặng Thành Tâm chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu bất thành

KBC của ông Đặng Thành Tâm chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu bất thành

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc, vừa báo cáo không thể chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu KBC cho Đầu tư và Phát triển DTT do chưa hoàn tất thủ tục.
Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Khi Fujitsu tìm cách tái định nghĩa vai trò dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi bền vững, bà Taeko Yamamoto, Giám đốc tiếp thị của công ty, đang tận dụng di sản Nhật Bản để thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hòa nhập.
Phong thủy Phùng Gia: Phá bỏ định kiến, giúp hàng ngàn doanh nghiệp phát triển bền vững

Phong thủy Phùng Gia: Phá bỏ định kiến, giúp hàng ngàn doanh nghiệp phát triển bền vững

Phong Thủy Phùng Gia luôn đồng hành, đảm bảo về chất lượng và các chế độ hậu mãi cho khách hàng
Chân dung chuyên gia AI được Google chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Chân dung chuyên gia AI được Google chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Noam Shazeer là một chuyên gia AI từng rời Google để sáng lập nên Character.AI. Sau đó, ông được công ty mời trở lại để lãnh đạo dự án trí tuệ nhân tạo Gemini.
Đại Nam mở cửa, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào bão lụt

Đại Nam mở cửa, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào bão lụt

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng đã quyết định đóng góp 10 tỷ đồng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam để ủng hộ những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
CEO của VML chia sẻ về việc làm chủ quá trình M&A

CEO của VML chia sẻ về việc làm chủ quá trình M&A

Pip Hulbert vừa hoàn thành thương vụ sáp nhập doanh nghiệp lần thứ năm và với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực này, bà chia sẻ nhiều kinh nghiệm đáng quý.
CEO Nguyễn Phương Hằng về tiếp quản Khu du lịch Đại Nam, mở cửa giao lưu với công chúng

CEO Nguyễn Phương Hằng về tiếp quản Khu du lịch Đại Nam, mở cửa giao lưu với công chúng

Sau khi trở lại điều hành Khu du lịch Đại Nam, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động giao lưu với du khách tới tham quan.
Chân dung tỷ phú hàng hiệu lấy tiền hưu để tặng đồng bào lũ lụt

Chân dung tỷ phú hàng hiệu lấy tiền hưu để tặng đồng bào lũ lụt

Không cần phô trương, tỷ phú hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn vốn luôn khiến mọi người cảm phục bằng nhiều hành động nhân ái và chân thành của mình...
Gắn bó hơn 3 thập kỷ, thực tập sinh Nike được bổ nhiệm làm CEO

Gắn bó hơn 3 thập kỷ, thực tập sinh Nike được bổ nhiệm làm CEO

Hành trình trở thành CEO Nike của Elliott Hill là một minh chứng sống động cho sức mạnh của tính kiên trì, niềm đam mê và sự gắn bó bền bỉ với thương hiệu.
Tập đoàn đối tác mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Ai là người đứng sau?

Tập đoàn đối tác mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Ai là người đứng sau?

Hãng taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã bắt tay hợp tác với hãng taxi của ông Hồ Huy, với mục tiêu phát triển hệ thống sửa chữa ô tô hàng đầu tại Việt Nam.
Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ngày trở về

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ngày trở về

Dù từng vướng vào sai phạm và phải chấp hành án nhưng doanh nhân Nguyễn Phương Hằng vẫn được nhiều người dân ghi nhận qua các hoạt động từ thiện giá trị.